Aa

Bất động sản 24/7: Mua nhà hợp pháp cũng có thể bị mất trắng

Thứ Ba, 27/09/2016 - 06:31

Hà Nội bị nhắc nhở vì quá hạn phá dỡ công trình 8B Lê Trực; Bán tháo căn hộ cao cấp để cắt lỗ; Nhà đất khoe tiêu chí xanh mà không... xanh; Mua nhà hợp pháp cũng có thể bị mất trắng; Đàn trâu hàng ngày nghỉ trưa trong biệt thự tiền tỷ;... là những tin tức BĐS nổi bật trong 24h qua.

1. Bán tháo căn hộ cao cấp để cắt lỗ

Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh đã có những phản ứng khá nhanh trước thông tin Bộ Xây dựng đề xuất kiểm soát tín dụng bất động sản cao cấp, có tính bất lợi cho thị trường. Hiện nay, không khó để mua lại các căn hộ cao cấp đình đám với giá mà người bán phải chịu lỗ từ vài chục triệu thậm chí là vài trăm triệu đồng. Chỉ cần gõ từ khóa “cần bán lại căn hộ” gắn với tên dự án thì chỉ trong tích tắc hàng ngàn kết quả hiện ra, tha hồ cho người có nhu cầu mua lựa chọn.

Xem chi tiết tại đây.

2. Phá dỡ sai phạm 8B Lê Trực: Hà Nội quá hạn nhiều ngày

Liên quan đến cưỡng chế phá dỡ sai phạm nhà 8B Lê Trực, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã giao cho quận Ba Đình, các ngành chức năng kiên quyết thực hiện cưỡng chế tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, so với tiến độ đề ra, việc cưỡng chế phá dỡ đã chậm 76 ngày.

Tòa nhà 8B Lê Trực.

Tòa nhà 8B Lê Trực.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình cam kết với Trưởng đoàn công tác, giai đoạn 1 phá dỡ tầng 19 sẽ hoàn thành xong trong tháng 10. Giai đoạn 2 phá dỡ nốt phần còn lại sẽ được quận quyết liệt chỉ đạo hoàn thành trong thời gian sớm nhất...

Xem chi tiết tại đây.

3. Nhà đất khoe tiêu chí xanh mà không... xanh

Xu thế "xanh hóa BĐS" đã được giới DN địa ốc biết tới từ những năm 2010. Tuy nhiên đến nay, lượng dự án nhà ở (chung cư cao tầng) ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM áp dụng thành công các tiêu chí liên quan vẫn rất hạn chế.

Nhiều dự án chung cư gắn mác “xanh” được thiết kế không theo tiêu chuẩn xanh nào, phần lớn phục vụ mục đích bán hàng.

Nhiều dự án chung cư gắn mác “xanh” được thiết kế không theo tiêu chuẩn xanh nào, phần lớn phục vụ mục đích bán hàng.

Chia sẻ với báo chí, một lãnh đạo của Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) mới đây cho biết, nhiều dự án chung cư gắn mác “xanh” được thiết kế không theo tiêu chuẩn xanh nào, phần lớn phục vụ mục đích bán hàng.

Xem chi tiết bài trên tờ Dân Việt tại đây.

4. Cuộc đua cao ốc "chọc trời" và sức ép khủng khiếp lên hạ tầng

Một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá giá trị của một dự án BĐS là có hệ thống hạ tầng giao thông tốt hay không, có vị trí nằm gần các tuyến đường lớn huyết mạch hay không. Điều này giải thích vì sao hàng loạt các dự án BĐS thường "mọc lên như nấm sau mưa" gần các tuyến đường mới.

Tại thủ đô Hà Nội những năm gần đây, ở khu vực phía Tây có nhiều tuyến đường huyết mạch được đầu tư mở rộng, đưa vào khai thác như đường trên cao vành đai 3, đường Tố Hữu, đường 70, Vạn Phúc, Lê Trọng Tấn... kéo theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt dự án BĐS.

Xem chi tiết tại đây.

Cả điện diện tích tầng 1 của một căn biệt thự liền kề trở thành chuồng trâu lý tưởng.

Cả điện diện tích tầng 1 của một căn biệt thự liền kề trở thành chuồng trâu lý tưởng.

5. Săn lùng căn hộ giá rẻ gần trung tâm Sài Gòn

Những dự án giá rẻ với vị trí thuận lợi ngay khu vực trung tâm vẫn thuộc dạng hàng "hiếm". Ngoài lựa chọn nhà ngay quận 1 hoặc sát quận 1, vẫn có những khu căn hộ có lợi thế là nằm sát các tuyến giao thông đang được xây dựng.

Do đó, các căn hộ này cũng được các tư vấn viên giới thiệu là "dễ tiếp cận trung tâm thành phố".Tuy nhiên, nhiều chuyên gia địa ốc cũng khuyến cáo việc nhiều dự án nhà giá rẻ được quảng cáo là gần metro, nhưng thật ra cách đến 1-1,5km. 

Xem chi tiết tại đây.

6. Đàn trâu hàng ngày nghỉ trưa trong biệt thự tiền tỷ

Dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm nhiều năm đang là cơ hội cho những người nông dân tận dụng làm nơi chăn trả gia súc, mang về thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem chi tiết tại đây.

 7. Mua nhà hợp pháp cũng có thể mất trắng

Nhiều người nghĩ hợp đồng mua bán có công chứng, sổ đỏ cầm trong tay đã chắc chắn thuộc sở hữu của mình. Không ai ngờ căn nhà có thể bị tịch thu, người mua có nguy cơ mất trắng...

Theo luật sư Nguyễn Văn Phú (Đoàn luật sư TP.HCM), khi mua nhà dù công chứng xong vẫn chưa hoàn toàn thuộc sở hữu của mình.

Người mua nhà chỉ tìm hiểu được những thông tin như tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp, giấy chủ quyền, còn thông tin căn nhà có đang bị ngăn chặn hoặc kê biên để thi hành án rất khó để tìm hiểu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho người mua nhà hợp pháp.

Xem chi tiết tại đây.

8. M&A bất động sản: Đại gia Việt đảo ngược xu hướng

Từ năm 2014 trở đi, thị trường M&A bất động sản đã chứng kiến một xu hướng ngược lại. Chính các chủ đầu tư trong nước có tiềm lực mạnh về vốn đã chủ động tìm kiếm dự án, quỹ đất để phát triển.

Một góc khu đất làm dự án Ocean Dunes.

Một góc khu đất làm dự án Ocean Dunes.

Các chuyên gia cũng cho rằng, có thể nói, chưa lúc nào, hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản lại diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, khác với trước đây, hoạt động mua lại dự án chủ yếu là để “găm đất” chờ thời, thì hiện nay, việc săn quỹ đất, mua lại dự án nhằm mục tiêu phát triển dự án khá rõ ràng. Theo đó, dự báo hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào những yếu tố như thị trường cải thiện, những đổi mới tích cực của chính sách và các kênh đầu tư khác đang gặp khó khăn.

Xem chi tiết tại đây.

9. Phân khúc nào trên thị trường bất động sản đang 'hút' dòng tiền?

Trong khi phân khúc căn hộ hay đất nền khá trầm lắng, thì phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng lại được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, và trở thành tâm điểm trong cuộc chạy đua của các ông lớn địa ốc.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top