4 bí quyết đầu tư trong "cơn sốt" đất nền
Mới đây, thị trường tỉnh lân cận TP.HCM rộ lên một số khu vực “nóng sốt” đất nền, giá có hiện tượng nhảy múa liên tục trong ngày. Việc giá đất tăng chóng mặt đem lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn cách đầu tư nào cho an toàn? Với những NĐT gom đất lúc thị trường sốt với vốn nhàn rỗi, cần lưu ý những gì?
Theo lời khuyên của một vài chuyên gia BĐS, nếu thu gom đất lúc thị trường nóng sốt bằng dòng tiền nhàn rỗi, hãy chỉ dành ra 30% lượng tiền mặt để đầu tư, 70% còn lại để săn tìm cơ hội khác hoặc giữ lại để tung ra vào thời điểm thích hợp hơn.
Bên cạnh đó, thách thức đối với NĐT là dù có kiến thức và sự hiểu biết cao về thị trường nhưng họ khó tránh khỏi có tâm lý mua theo đám đông. Bong bóng giá lên cao khiến lòng tham ngày càng lớn, đẩy giới đầu tư vào tình thế ưu tiên lợi nhuận, xem nhẹ giá trị thực và tính pháp lý nên rủi ro cao.
Vinh danh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ bất động sản tiêu biểu
Nhằm trả lời câu hỏi của độc giả và khách hàng: Đâu là những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ bất động sản tiêu biểu của Việt Nam hiện nay (?); tạo kênh tham khảo trong việc phân cấp thứ hạng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường; đồng thời, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển nhanh, bền vững và minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian vừa qua…, cuối năm 2019, Reatimes đã tổ chức Chương trình bình chọn, xếp hạng các Thương hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ tiêu biểu.
Chương trình được thực hiện bởi: Sự giới thiệu từ Hội đồng 20 chuyên gia của Reatimes; bình chọn sơ khảo bởi hơn 300.000 độc giả trên hệ thống http://binhchon.reatimes.vn và bình chọn chung khảo bởi 150 nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế - xây dựng - bất động sản. Trên cơ sở đó, Reatimes đã thực hiện, xuất bản và phát hành ấn phẩm: “Toàn cảnh Thị trường Bất động sản Việt Nam 2020” để công bố các kết quả bình chọn, xếp hạng.
Ban biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam trân trọng thông báo và nồng nhiệt chúc mừng các doanh nghiệp đã được vinh danh (có danh sách các hạng mục bình chọn/xếp hạng đính kèm).
Câu chuyện "sốt" đất ở Bình Ba
Hơn một tuần kể từ khi có thông tin một tập đoàn bất động sản lớn gửi đề xuất thực hiện hai dự án tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng diện tích 802,2 ha, xã Bình Ba tại đây như vừa trải qua một cơn “quay cuồng” được chi phối bởi dân đầu cơ, cò đất và dân đầu tư tứ xứ.
Chỉ ba ngày trước, cứ cách mỗi 10m, người ta lại thấy một nhóm 5-7 người đứng hai bên đường trao đổi thông tin đất đai, chờ người đến tìm kiếm cơ hội đầu tư để mời chào. Trong khi đó, giao thông luôn trong tình trạng ùn tắc do mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe nối đuôi nhau, tập trung trên quốc lộ 56 đoạn đi qua xã Bình Ba.
Những người môi giới tại khu vực này cho biết ở khu vực xã Bình Ba, đất sào (1.000 m2) đang có giá khoảng 600-700 triệu/sào, trong khi đó đất mặt tiền quốc lộ đã tăng lên 400-500 triệu đồng một mét ngang. Đây được xem là giai đoạn đỉnh điểm ở Bình Ba tính đến nay trong cơn sốt đất.
Thời điểm trước Tết Nguyên đán, đất mặt tiền quốc lộ 56 qua địa bàn được rao với giá 70-80 triệu đồng một mét ngang, qua Tết giá tăng vọt lên 200-300 triệu đồng.
Thị trường tốt, môi trường đầu tư xấu và nguy cơ khủng hoảng thiếu
Một thị trường bất động sản đang được đánh giá là giàu tiềm năng và sự hiện diện của gam màu sáng sẽ chiếm vị trí “spotlight” trong bức tranh chung. Nhưng các doanh nghiệp địa ốc vẫn đang loay hoay trong bài toán triển khai chiến lược kinh doanh chỉ bởi… môi trường đầu tư đang rút mòn “sinh lực”. Tất cả đều trở nên đáng lo ngại khi nguy cơ “khủng hoảng thiếu” có khả năng xảy ra. Bất động sản “đóng băng”: Một kịch bản mới có thể bao trùm trong tương lai.
Chỉ bởi thủ tục hành chính mà ngay từ đầu năm 2020, một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn là Novaland đã phải gửi đơn kêu cứu lên Bộ Xây dựng vì khả năng mất thanh khoản của nhiều dự án. Với giới đầu tư, chẳng ai có thể quên được đầu năm 2019, một cuộc thanh tra rà soát của UBND TP.HCM được công bố đã khiến cho giá chứng khoán của Novaland rớt không phanh. Dù đã chính thức lên tiếng về 7 dự án tại TP.HCM đang bị tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, những thông tin kém tích cực này đã khiến tài sản của "ông lớn" bất động sản “bốc hơi” hơn 800 tỷ đồng và là cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày 8/1/2019.
Thực hư chưa rõ sai phạm ở đâu nhưng tổn thất mà doanh nghiệp này nhận được không khác đòn chí mạng. Để rồi sau đó, những dự án của Novaland cứ “dậm chân tại chỗ” bởi quy định chồng chéo, khó tìm ra hướng triển khai thi hành. Tất nhiên, hàng tỷ đồng ra đi, thương hiệu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh bị tắc, dòng tiền không lưu thông thì dù là doanh nghiệp lớn, mức cầm cự không thể tính bằng quãng trung và dài hạn.
Môi giới bất động sản khó chồng khó
Vốn dĩ đã gặp không ít khó khăn do khan hiếm nguồn cung, giờ lại thêm dịch bệnh Covid-19 (nCoV) bùng phát khiến cho ngành môi giới bất động sản thêm điêu đứng.
Bén duyên làm môi giới nhà đất từ năm 2015, dù đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nghề sale bất động sản, nhưng chưa bao giờ anh Thủy, nhân viên môi giới của một sàn bất động sản tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cảm nhận thấy nhiều khó khăn như hiện nay. Tình hình vốn dĩ đã ảm đảm từ nửa cuối năm trước, nhưng chí ít cũng nhận đủ lương, nhưng từ 3 tháng nay, công ty không thể bán được hàng, lương cũng chỉ ba cọc ba đồng.
Anh Thủy cho biết, năm 2019, sàn giao dịch của anh không có dự án mới nào để bán do các dự án bị vướng thủ tục pháp lý. Thậm chí, các dự án chung cư từng bán trước đó cũng vấp phải phản ứng gay gắt của khách hàng vì tiến độ xây dựng chậm, nhiều người mua nhà gây áp lực đòi lại tiền và phạt trả lãi.
"Bí quá, hơn tháng nay ngoài giờ đi gặp khách hàng, tôi phải chạy thêm grab để kiếm thêm thu nhập bù tiền xăng xe, điện thoại. Hy vọng vài tháng nữa, tình hình sẽ khá hơn", anh Thủy than thở và chia sẻ thêm, nếu không cải thiện, chắc phải bán xe ô tô để trang trải và chuyển sang công việc khác.