Bà Rịa - Vũng Tàu: Bình Ba “sốt” đất do “cò” giật dây
Thời gian gần đây, khi thông tin một tập đoàn bất động sản lớn khảo sát để đầu tư dự án tại Bình Ba, Ngãi Giao, ngay lập tức thông tin này đã thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh bất động sản trong cả nước, đặc biệt làm “nóng” thị trường tại khu vực này.
Trên vài trang mua bán nhà đất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài thông tin muốn mua đất hoặc đang có đất nông nghiệp bán tại Bình Ba, Đá Bạc, Ngãi Giao muốn bán, cần hợp tác.
Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã xuống thực tế tại các khu vực mà thời gian qua các nhóm “cò đất” đã làm giá. Đi một vòng kiểm tra chúng tôi nhận thấy, tình hình hiện nay khá ảm đạm (không rầm rộ như 1 tuần trước).
Rất dễ nhận biết là tại các quán cafe dọc tuyến Quốc lộ 56 đi qua xã Bình Ba và thị trấn Ngãi Giao, mỗi quán sẽ có vài chiếc xe ô tô đậu với các biển số đến từ trong tỉnh cũng như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, tất cả các xe này đều là của lực lượng “cò đất” đến đây làm ăn.
Các nhóm “cò” này tập trung lại và ngồi rải rác trong quán, khi thấy người lạ xuất hiện là nhìn thăm dò, thậm chí qua tiếp cận và hỏi về đất đai xem có đúng đối tượng đang đi tìm đất không. Nhóm “cò” này bắt tay với các đối tượng “cò không chuyên” tại địa phương để tìm đất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tháo gỡ rào cản pháp lý và cơ hội đầu tư mới trên thị trường Condotel
Từ một loại hình nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhà đầu tư nhất nhì trên thị trường và từng có giai đoạn phát triển rầm rộ nhưng thị trường Condotel đang phải chứng kiến những “nhịp chững” không nhà đầu tư nào mong muốn, nguồn cung mới giảm nhiệt đáng kể.
Nhiều thị trường trọng điểm đã không còn sức hấp dẫn, số lượng dự án sụt giảm nhanh chóng, các doanh nghiệp triển khai dự án gặp khó khăn, nhà đầu tư mắc kẹt, nguy cơ “vỡ trận” rất cao.
Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, khối lượng giao dịch Condotel giảm mỗi năm 5 - 10%, giá rao bán căn hộ du lịch trung bình năm 2019 giảm 8% so với năm 2018. Trong đó, Khánh Hòa, Đà Nẵng là các địa phương chiếm nhiều giao dịch về căn hộ du lịch nhất, năm 2018 lên đến 40.000 giao dịch, nhưng qua năm 2019 thì cũng giảm xuống rất nhiều.
Cùng với đó, sau vụ "vỡ trận" Cocobay vào cuối năm ngoái, từ điểm sáng, thị trường Condotel đang đứng trước nguy cơ trở thành “hố đen”, nguyên nhân chính nằm ở những vướng mắc pháp lý chậm được tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các khách hàng nhận chuyển nhượng bất động sản du lịch do chưa có pháp luật cụ thể hướng dẫn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hàng ngàn doanh nghiệp “phá sản”, lỗi có ở thủ tục hành chính?
Theo báo cáo của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết thúc năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018). Trong đó, có 14 ngành kinh doanh chính gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, và kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng trong số đó.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động năm 2019 là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%. Tiếp đến là các ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm... Bất động sản cũng là ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4% so với cùng kỳ 2018.
Theo báo cáo, trong năm 2019, có 2.029 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với tổng số vốn đăng ký là 25.585 tỷ đồng; có 36.562 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng với tổng số vốn đăng ký là 531.145 tỷ đồng, tăng 5,3% về số doanh nghiệp, tăng 30,2% về số vốn; có 99.548 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ với tổng số vốn đăng ký là 1.173.443 tỷ đồng, tăng 5,1% về số doanh nghiệp, tăng 12,9% về số vốn. Tuy nhiên, không xuất hiện doanh nghiệp thành lập mới trong nhóm bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền dự án vẫn "nóng"
Tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động giao dịch trên thị trường bất động sản hạ nhiệt. Tuy nhiên, với sức hấp dẫn từ kênh đầu tư luôn giữ "ngôi vua" như đất nền, các doanh nghiệp địa ốc và những nhà đầu tư thứ cấp vẫn đặc biệt quan tâm.
Theo thông tin ghi nhận, không ít dự án đất nền liên tục được tung ta thị trường. Các thị trường như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Dương, hay khu vực ngoại thành Hà Nội đều chuẩn bị đón nguồn cung lớn. Một số dự án tại Hà Nội đang được các nhà đầu tư mong chờ như Vinhomes Wonder Park ở Đan Phượng, Khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Khu đô thị Kim Chung Di Trạch…
Tại Hải Dương, dự án bất động sản Ngọc Sơn, Hải Tân đang chuẩn bị được mở bán. Tại Quảng Ninh, dự án khu đô thị Promexco Móng Cái cũng bước vào giai đoạn 2. Thị trường Thái Nguyên cũng đón nhận nguồn cung lớn thì dự án Danko City Thái Nguyên… Thị trường bất động sản Hải Phòng sôi động với dự án đất nền Dương Kinh New City do Hải Phát Land phân phối…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá thuê mặt bằng bắt đầu hạ
Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt nặng hành vi uống rượu - bia lái xe và dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của nhiều hàng quán, cửa hàng tại TP HCM gặp khó khăn đã gián tiếp tác động lớn đến lĩnh vực cho thuê mặt bằng.
Anh Hoàng (nhà quận 2, TP HCM), chủ một nhà hàng, cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM cho hay anh vừa mới khai trương quán 3 tháng, doanh thu chưa đủ bù chi phí lại gặp dịch Covid-19 nên anh đang lo không biết thời gian tới sẽ như thế nào. "Nếu cứ bù lỗ liên tục 6-8 tháng chắc chắn sẽ phá sản nên tôi đang tính sang lại mặt bằng hoặc trả cho chủ" - anh Hoàng chia sẻ.
Tương tự, chị Thư (nhà quận 7, TP HCM), thuê một căn nhà khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) để kinh doanh nhà hàng chuyên món ăn miền Trung với giá gần 100 triệu đồng/tháng, cũng rất lo lắng vì gần 1 năm khai trương, nhà hàng đang lỗ 30-40 triệu đồng/tháng mà lại còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc buôn bán càng ế ẩm. "Tôi đang định đề nghị chủ nhà giảm giá thuê để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Nếu không chỉ còn cách trả lại mặt bằng, chứ tôi chịu đựng hết nổi rồi" - chủ nhà hàng này than thở.