Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 các địa phương không vượt quá 20%
Bộ TN&MT vừa có Công văn 6825/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024.
Bộ TN&MT đề nghị UBND cấp tỉnh căn cứ khung giá đất để xây dựng dự thảo bảng giá đất, xử lý giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP và trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi ban hành.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất có hiệu lực thi hành từ ngày 19/12/2019. Đây là khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để UBND cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đổ vốn vào vùng ven, gia tăng cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư
Khi các thị trường truyền thống bão hoà, trong cơn khát các sản phẩm, nhiều nhà phát triển, nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội rót vốn tại vùng ven, nơi đang có tốc độ phát triển mạnh về hạ tầng đô thị và công nghiệp.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng chúng ta đã và đang chứng kiến sự nghịch lý, đảo chiều của bất động sản. Trong đó, quỹ đất nội đô khan hiếm, sản phẩm không có, người mua tiềm năng nhiều, không có nhiều lựa chọn. Xu hướng dịch chuyển từ đô thị lõi đến các tỉnh thành có chỉ số năng lực canh tranh tốt. Ở các địa phương như Bình Thuận, Cần Thơ, Hội An, Quảng Nam - Đà Nẵng… giá đất những vùng ven đã tăng hơn gấp đôi so với trước đây.
Theo ông Cường: “Về nguyên tắc, bất động sản những khu vực nào có người đến đông thì bất động sản khu vực đó tăng cao. Nếu dự báo lượng người về sinh sống, làm ăn, giao lưu kết nối sai đồng nghĩa việc đầu tư bất động sản ở khu vực đó sẽ thất bại ở cả nhà đầu tư lẫn người mua ở. Với những gì đang diễn ra, vùng ven đang có nhiều cơ hội”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường nhiều biến động, doanh nghiệp bất động sản rẽ ngang sang nông nghiệp
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rẽ ngang chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng đây là ngành có chu kì đầu tư dài và nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý cần phải tháo gỡ.
Thị trường bất động sản năm 2019 được giới chuyên gia, doanh doanh nghiệp nhận định là khó khăn hơn các năm trước cả về nguồn cung lẫn nguồn cầu. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình, tìm những hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng giao dịch, đa dạng hóa nguồn thu và phát triển trong tương lai... Một trong những ngã rẽ đó là bất động sản nông nghiệp.
Xu hướng lấn sân vào bất động sản nông nghiệp đang ngày càng mở rộng và phát triển nhanh chóng. Không ít những tập đoàn, doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính và chiến lược phát triển dài hạn đã ghi dấu đầu tư trong lĩnh vực này như: VinEco, Tập đoàn TH, Vinamilk, FLC…
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận đây là một kênh đầu tư mới bởi đất ngoại ô hoặc các tỉnh thành lân cận để làm nông nghiệp đang được nhiều người lựa chọn. Các nhà đầu tư nhỏ thoặc trung lưu đã mạnh dạn bỏ tiền đầu tư các nhà vườn 1.000 - 10.000m2 ở ngoại ô thành phố hoặc trang trại vài hecta cho đến vài chục hecta.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Rủi ro từ những dự án “nửa nhà ở, nửa condotel”
Trên địa bàn TP.HCM có hiện tượng nhiều dự án nhà ở, nhưng lại được chủ đầu tư chào bán và hỗ trợ khách hàng khai thác kinh doanh như loại hình condotel (căn hộ - khách sạn). Những dự án nửa nhà ở, nửa condotel này tiềm ẩn không ít rủi ro.
Theo luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM), với dự án nhà ở thì phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghĩa là, chỉ chủ đầu tư mới được ký kết giao dịch mua bán nhà với khách hàng. Chủ đầu tư phải đủ điều kiện theo Điều 55, Luật Kinh doanh bất động sản, phải có giấy chứng nhận về đất, giấy phép xây dựng, nghiệm thu hoàn thành xây dựng hạ tầng… Nếu khách hàng mua nhà với bên không phải chủ đầu tư dự án, dự án không đủ điều kiện, chưa có thông báo của Sở Xây dựng thì đây là hình thức huy động vốn không đúng pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Các trường hợp mua bán đó đều là giao dịch vô hiệu nên khách hàng sẽ bị rơi vào thế kẹt, hủy hợp đồng không được, chuyển nhượng không xong, đành phải nộp tiếp tiền để nuôi hy vọng. Nhiều trường hợp vì tiếc vài trăm triệu đồng đã đóng nên cố xoay xở nộp tiền tỷ”, ông Phượng nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hưng Yên: Công ty Đại Hưng xây chui 200 căn biệt thự, nhà phố Vạn Tuế
Dù vướng mắc về mặt pháp lý, mọi giao dịch của dự án bị đình chỉ, thế nhưng không hiểu vì lý do gì, Công ty Đại Hưng vẫn gấp rút hoàn thiện dự án khu biệt thự và nhà phố Vạn Tuế để cư dân nhận nhà sớm.
Ngày 21/08/2019, UBND tỉnh Hưng Yên có văn bản số 2136/UBND-TH gửi các sở và UBND huyện yêu cầu Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất Vật liệu xây dựng Đại Hưng dừng ngay các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, các giao dịch mua bán, kinh doanh bất động sản của dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự và nhà phố Vạn Tuế - Sago Palm Garden khi chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật; phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực dự án và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây