Bất động sản tạo cơ hội đầu tư dài hạn
Trên nhiều diễn đàn đầu tư, hiện có nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản hiện vẫn chưa tạo đáy và nhà đầu tư nên chờ những đợt bán tháo, cắt lỗ sâu của những người trót sử dụng đòn bẩy tài chính lớn giai đoạn trước nay không còn chịu được áp lực trả lãi ngân hàng. Dẫu vậy, theo ghi nhận của người viết, hoạt động “gom hàng” trên thị trường bất động sản vẫn âm thầm diễn ra ở nhóm nhà đầu tư có sẵn tiềm lực.
Anh Nguyễn Trọng Hòa, sống tại TP. Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ, từ sau Tết Nguyên đán, anh liên tục đi “săn đất” vùng ven TP.HCM và các tỉnh lân cận. Theo khảo sát của anh, giá đất tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè… đang giảm nhẹ so với đầu năm 2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tình trạng “sốt nhanh, hạ nhiệt sốc” có lặp lại trong năm 2023?
Nhớ lại hồi đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã chứng kiến tình trạng sốt đất cục bộ tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường. Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, thị trường địa ốc đã “đảo chiều” và rơi vào trạng thái trầm lắng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh Covid-19 hai năm về trước. Minh chứng là theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể trong năm 2022 tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế cũng cho thấy, không ít doanh nghiệp đã buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm nhân sự, cắt chi phí lương thưởng, truyền thông dự án… Một số doanh nghiệp còn gửi đơn “kêu cứu” lên cơ quan chức năng khi đứng trước tình trạng “đóng băng” các dự án, dòng tiền đổ về gần như âm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản không cưỡng lại được xu hướng chung của thị trường
Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã có tuần điều chỉnh đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong tuần, VN-Index đã để mất 39,95 điểm, tương ứng với -3,6% để chốt tuần tại 1.077,15. Diễn biến giảm điểm đã xuất hiện ngay trong phiên đầu tuần, chỉ số sau đó đã có phiên hồi phục tuy nhiên áp lực bán đã kéo VN-Index giảm điểm trong 3 phiên còn lại của tuần.
So với diễn biến của các thị trường chứng khoán lớn trong tuần thì VN-Index có mức giảm mạnh thứ 3 trên thế giới và ngược chiều với hầu hết các thị trường châu Á, trừ 2 chỉ số quan trọng của thị trường Trung Quốc là Hangseng và Shanghai.
VHM và VIC là 2 cổ phiếu dẫn đầu diễn biến giảm điểm trong tuần với mức ảnh hưởng đến VN-Index lần lượt là -5,7 điểm và -3,1 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có 5 đại diện trong top đi xuống -28,1 điểm là VPB, TCB, ACB, CTG và BID. Chiều tăng điểm, trong top 10 xuất hiện 2 cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa trung bình là SBT và ACG với mức tăng lần lượt 11,8% và 13,4% trong tuần.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Savills: 6 tháng cuối năm là thời điểm nhà đầu tư bất động sản ra quyết định
Chia sẻ về thị trường bất động sản đầu năm 2023, ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc, Savills Việt Nam cho rằng, năm 2023 là năm có nhiều triển vọng hơn 2022. Tuy nhiên, thị trường chưa thoát khỏi những thách thức vốn đã tồn tại khá lâu. Đó phải kể đến sự mất cân đối nguồn cung bất động sản.
Sự sụt giảm nguồn cung mới ngày càng rõ nét. Điều này không đáng nói bằng sự mất cân đối giữa nguồn cung hạng phổ thông và bất động sản cao cấp, hạng sang. Theo ghi nhận của Savills, thị trường ngày càng thiếu hụt những bất động sản vừa túi tiền. Nhu cầu vì thế đẩy mạnh sang các vùng ven phụ cận là điều dễ hiểu. Suốt thời gian qua, tỷ lệ hấp thụ tốt rơi chủ yếu vào loại hình bất động sản tầm trung, giá hợp lý.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường vốn cần điều chỉnh những bất cập trong quá khứ
Chưa bao giờ tinh thần điều hành chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” và mục tiêu phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững lại được nhấn mạnh như thời gian qua và sẽ tiếp tục được Chính phủ thực hiện trong thời gian tới.
Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững là một trong những mục tiêu trọng tâm đặt ra trong các văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Song song với đó, tín dụng ngân hàng cũng được kiểm soát một cách thận trọng, cùng với chính sách tài khóa linh hoạt.