Bất động sản trước cơn "bão giá" vật liệu
Làn sóng tăng giá vật liệu xây dựng cùng hàng loạt chi phí triển khai dự án leo thang đang khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, dự báo tạo gánh nặng lên giá nhà.
Batdongsan.com.vn dẫn số liệu từ Viện Kinh tế Xây dựng cho thấy, giá vật liệu xây dựng quý 3/2021 tăng khoảng 10 - 20% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo giá nhựa đường quý IV vẫn tiếp tục tăng nhẹ 3 - 5% do việc vận chuyển khó khăn và dịch Covid-19 ở các nước châu Á vẫn chưa được kiểm soát.
Còn theo báo cáo của Bộ Xây dựng, chỉ số giá xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tác động chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như: giá thép xây dựng tăng 30 - 40%, giá nhựa đường tăng 9 - 10%, giá xi măng tăng 3 - 5%.
Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, chỉ riêng tháng 10, nhiều doanh nghiệp thép đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 - 192.000 đồng/kg thép. Trước đó giá các loại kính cũng tăng hơn 30% so với đầu năm 2021. Tương tự, giá xi măng cũng tăng trung bình từ 80.000 - 100.000 đồng/tấn.
Bên cạnh giá nguyên vật liệu tăng cao thì hiện nay, nhiều công trình vẫn chưa thể thi công trở lại do thiếu lao động. Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP. Thủ Đức chia sẻ, sau khi tái khởi động, doanh nghiệp này đang ưu tiên hoàn thiện tiến độ các dự án dang dở, tuy nhiên vấn đề gặp phải không chỉ là chi phí vật liệu leo thang mà còn thiếu hụt nhân công nghiêm trọng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Diễn biến phục hồi của thị trường bất động sản nhà ở trong quý cuối năm
Sau một quý gián đoạn bởi giãn cách xã hội, thị trường bất động sản nhà ở dự kiến nhanh chóng hồi phục với nguồn cầu mạnh và nguồn cung lớn trong tương lai.
Báo cáo Tổng quan Thị trường bất động sản mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý IV/2021, với sản phẩm căn hộ chung cư, thị trường Hà Nội có 11 dự án mới. Dự kiến, những giai đoạn tiếp theo, thị trường có thêm 2 dự án, cung cấp thêm khoảng 7.900 căn hộ. Trong đó, 87% nguồn cung tương lai là căn hộ hạng B và các quận, huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Hoàng Mai chiếm tổng số 81% thị phần.
Sự phát triển của các khu đô thị ngoài trung tâm được cho là sẽ tiếp diễn, làm rõ xu hướng chuyển dịch nguồn cung tương lai. Cụ thể, cùng với sự mở rộng của Hà Nội, nguồn cung tại các huyện Hoài Đức và Thanh Trì chiếm 6%, 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh cung cấp tới 30%. Dự báo từ năm 2023 trở đi, các quận này sẽ chiếm 36% nguồn cung. Hơn nữa, khi Hà Nội dự kiến quy hoạch 5 huyện ngoại thành Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, và Đan Phượng thành các quận nội thành vào năm 2025, với quỹ đất lớn, các huyện này sẽ trở thành mục tiêu phát triển khu dân cư trọng điểm.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu Tư vấn Savills Hà Nội nhận định: “Thị trường căn hộ không tránh khỏi tác động tiêu cực do Covid-19. Tuy nhiên, Hà Nội đang kiểm soát dịch khá tốt, thêm vào đó lãi suất huy động tiền gửi ghi nhận mức thấp kỷ lục và các kênh đầu tư khác đang chưa thực sự hấp dẫn. Những dự án tốt có vị trí thuận lợi vẫn sẽ thu hút được các nhà đầu tư cũng như người sử dụng cuối cùng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần chính sách đột phá để hiện thực hoá 5.000km cao tốc - xương sống của đường bộ quốc gia
Đến năm 2030, Việt Nam cần hoàn thành hơn 5.000km đường bộ cao tốc với số vốn đầu tư lên đến 29 tỷ USD theo Quy hoạch đường bộ mới được phê duyệt. Đây là mục tiêu đáng kỳ vọng nhưng không phải dễ dàng thực hiện.
Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những ưu tiên được đưa vào danh mục đầu tư là các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia.
Trong đó, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, Miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có thể đưa vào khai thác khoảng hơn 5.000 km đường cao tốc.
Thực tế, không phải đến giờ chúng ta mới “sốt sắng” đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc. Mong ước về một tuyến cao tốc hiện đại chạy dọc đất nước được bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và hệ thống đường bộ cao tốc Việt Nam đã được quy hoạch và định hướng từ rất sớm. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn rất èo uột so với mục tiêu và kỳ vọng đặt ra, bởi còn nhiều nút thắt cản trở, đặc biệt là việc kêu gọi nguồn lực tư nhân vào đầu tư, phát triển.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản vẫn đua nhau tăng giá trong tuần đầu tháng 11, bất chấp có lúc bị chốt lời mạnh
Tưởng chừng như nhóm cổ phiếu bất động sản sẽ biến động tiêu cực sau phiên lao dốc hôm 3/11 nhưng dòng tiền vẫn tỏ ra rất "khỏe", nhanh chóng quay trở lại và chảy mạnh vào nhóm ngành này.
Thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần qua với thanh khoản cao kỷ lục. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 12,24 điểm (0,8%) lên 1.456,51 điểm; HNX-Index tăng 15,52 điểm (3,8%) lên 427,64 điểm. UPCoM-Index tăng 2,82 điểm (2,7%) lên 108,2 điểm.
Thanh khoản lập kỷ lục mới trong lịch sử với khoảng 36.300 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HoSE tăng 21,1% lên 159.797 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 22,9% lên gần 5,5 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 23,1% lên 21.663 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 18,9% lên 877 triệu cổ phiếu.
Phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng tốt trong tuần qua. Tương tự như các tuần trước đó, nhóm bất động sản vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, biến động của nhóm bất động sản không còn được “suôn sẻ” như trước. Dù có hút được dòng tiền lớn trong 2 phiên giao dịch đầu tuần. Tuy nhiên, áp lực bán tháo xuất hiện vào phiên 3/11 đã khiến biến động của nhiều cổ phiếu bất động sản đi theo hướng không tốt sau đó. Bất chấp việc bị bán mạnh ở phiên 3/11, nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn bứt phá mạnh trở lại ở các phiên sau, trong khi có những mã thuộc ngành này lại không thể “vực dậy”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cung, cầu đều lớn, những phân khúc bất động sản này dự báo sẽ phục hồi mạnh sau dịch ở Hà Nội
Căn hộ chung cư và nhà ở thấp tầng là hai phân khúc được chuyên gia nhận định sẽ có sự phục hồi nhanh sau dịch tại thị trường Hà Nội khi nguồn cầu mạnh và nguồn cung lớn trong tương lai.
Số liệu từ một báo cáo tổng quan thị trường bất động sản mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, thị trường căn hộ trong quý cuối năm 2021 ở Hà Nội sẽ có 11 dự án mới và những giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ cung cấp khoảng 7.900 căn hộ. Trong đó, 87% nguồn cung tương lai là căn hộ hạng B và các quận, huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Hoàng Mai chiếm tổng số 81% thị phần.
Theo các chuyên gia của Savills, sự phát triển của các khu đô thị ngoài trung tâm được cho là sẽ tiếp diễn, làm rõ xu hướng chuyển dịch nguồn cung tương lai.
Cụ thể, cùng với sự mở rộng của Hà Nội, năm 2017, nguồn cung tại các huyện Hoài Đức và Thanh Trì chỉ chiếm 6% nhưng tới năm 2021, 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh cung cấp tới 30%.
Savills dự báo từ năm 2023 trở đi, các quận này sẽ chiếm 36% nguồn cung. Hà Nội dự kiến quy hoạch 5 huyện ngoại thành gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, và Đan Phượng thành các quận nội thành vào năm 2025. Với quỹ đất lớn, các huyện này sẽ trở thành mục tiêu phát triển khu dân cư trọng điểm.