Bát nháo phân lô, bán nền tại Nam Trung bộ - Tây Nguyên
Trong 2 năm qua, làn sóng đầu tư bất động sản đã tràn lên tỉnh Lâm Đồng. Không chỉ gây “sốt” ở khu vực đô thị, nhiều vùng chuyên canh chè, cà phê hay các loại cây trồng khác cũng đang bị “chia năm xẻ bảy”, san ủi, mở đường trái phép phục vụ cho những dự án BĐS.
Trong vai nhà đầu tư “lướt sóng” đất, nhiều ngày có mặt tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), chúng tôi được một số môi giới BĐS đưa đi thăm một loạt dự án. Từ trung tâm TP Bảo Lộc, hướng về khu du lịch thác ĐamB’ri (xã ĐamB’ri, TP Bảo Lộc), chúng tôi sửng sốt khi thấy bộ mặt hoàn toàn khác của nơi này, nhiều đồi chè, vườn cà phê, dâu tằm xanh mát ngày nào đang bị cày, xới tung trước “cơn bão” đầu tư bất động sản đón đầu dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Sở dĩ nhiều người đổ xô mua đất vì cho rằng nơi đây sẽ là điểm giao cắt giữa cao tốc đi qua TP Bảo Lộc, thuận tiện cho việc đi lại trong tương lai.
Đang lái xe chạy trên đường Tản Đà, xã ĐamB’ri, anh Ph. (môi giới đất tại Bảo Lộc) bỗng dừng lại, chỉ tay về phía đồi chè, nói: “Đây là một trong những dự án quy mô bậc nhất vùng này rộng 13,5ha, được bố trí 500 nền. Có nhiều diện tích khác nhau từ 132m2, 170m2, 200m2, 400m2 và cả 600m2 để khách hàng thoải mái lựa chọn... Khu này vốn là đất trồng cây lâu năm, nhưng tiềm năng rất lớn vì có thể xây dựng thoải mái mà không chịu quy định về kiến trúc do nằm ở vùng nông thôn”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2021: Giá chung cư tại TP.HCM sẽ tăng 9%
Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020), ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực TP.HCM cho biết, thị trường đã chịu những tổn thương nhất định cả về quy mô dự án chào bán và nhu cầu giao dịch. Hầu hết các loại hình bất động sản nói chung đều ít nhiều chịu những tác động tiêu cực từ Covid-19.
Cụ thể, tổng lượng tin đăng trên thị trường tuy chỉ giảm nhẹ nhưng mức độ quan tâm ở tất cả các loại hình giảm đến 9% so với năm 2019. Ở tất cả các thị trường chính là Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Dương, nhu cầu tìm kiếm nhà đất đều giảm trung bình 36%, đây là hiện tượng chưa từng diễn ra trong suốt 3 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, chỉ số giá nhà tại Hà Nội và TP.HCM cũng có nhiều biến động trong năm 2020. Nếu chỉ số giá nhà tại Hà Nội có xu hướng tăng trưởng gần 2 điểm phần trăm thì tại TP.HCM con số này đã giảm gần 0,4 điểm phần trăm. Tuy nhiên, dù đối mặt khó khăn liên tiếp nhưng theo một khảo sát của đơn vị này, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản chưa có ưu đãi tài chính xanh
Tại buổi Toạ đàm, bà Bà Đỗ Ngọc Diệp, Quản lý Chương trình Công trình Xanh Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho hay, Việt Nam được nhận định là một trong 6 nền kinh tế chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu trong giai đoạn 1999 - 2018.
Để các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội giảm phát thải khí nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu, cần sự kết hợp một cách khôn ngoan các chính sách cải cách cùng những mô hình kinh doanh sáng tạo, qua đó huy động hàng nghìn tỷ USD vốn đầu tư tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngành có tiềm năng giảm phát thải cao như ngành xây dựng.
Hiện, các doanh nghiệp phát triển bất động sản tư nhân có năng lực sáng tạo, sẵn có tiềm lực kỹ thuật và các công cụ cần thiết, và có thể phát triển nếu được hỗ trợ thu hút thêm đầu tư. Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cơ hội đầu tư khí hậu tại 21 thị trường mới nổi trên thế giới tới năm 2030 sẽ lên đến 23 nghìn tỷ USD, và riêng tại Việt Nam, con số này lên tới 753 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030.
Do vậy, với sự tham gia của khối phát triển bất động sản tư nhân, nguồn vốn khổng lồ này sẽ giúp đảm bảo việc triển khai hiệu quả các kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu.
Bà Diệp nhận định: "Việc huy động đầu tư vào các ngành xanh chưa bao giờ là dễ dàng tại các thị trường mới như Việt Nam và không thể chỉ dựa vào các chính sách khuyến khích để thúc đẩy phát triển".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi vào cuối năm 2021
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, 11 tháng đầu năm 2020, phần lớn khách sạn ở Châu Á - Thái Bình Dương đều có kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm đáng kể và một số ít quyết định đóng cửa tạm thời.
Theo thống kê mới đây của Savills, trong 11 tháng đầu năm, tình hình hoạt động của các khách sạn tại Việt Nam sụt giảm nhiều so với khu vực. Doanh thu phòng giảm hơn 2/3 so với năm trước. Chỉ số công suất thuê phòng và mức giá phòng trung bình ngày (ADR) trong tháng 10 của cả nước đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với đầu năm, chỉ số này đã giảm gần 40%.
Dù kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, trong tháng 10 vừa qua, Hà Nội và TP.HCM đã ghi nhận mức công suất phòng cao nhất kể từ đợt giãn cách xã hội vào tháng 4/2020. Việc phát triển Vaccine và những kết quả đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã củng cố niềm tin cho Việt Nam trong quá trình hồi phục thị trường du lịch nghỉ dưỡng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao TP.HCM hủy bỏ hàng loạt dự án thu hồi đất?
Trong 61 dự án bị thu hồi đất, có 10 dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư (16,4%). Nổi bật có 2 dự án nằm ngay trung tâm quận 1.
Đó là dự án ở khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão với diện tích 1,22 ha. Dự án này được mệnh danh là "tam giác vàng" của thành phố và được đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của quận 1.
Tháng 10/2017, UBND TP đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị các thủ tục để đấu thầu chọn nhà đầu tư. Đến tháng 4/2018, Sở Xây dựng mới tính được chi phí đầu tư xây dựng là 7.634 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cùng lúc, Sở Tài nguyên và Môi trường lại đưa dự án này vào danh sách chưa triển khai thực hiện sau 3 năm và trình UBND TP đưa khỏi kế hoạch sử dụng đất quận 1.
Đến tháng 12/2020, tại kỳ họp lần thứ 23, HĐND TP đã thông qua đề xuất của UBND TP về việc hủy bỏ dự án này.