Năm 2017, nhiều phân khúc sẽ có cơ hội phát triển mạnh
Đó là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hôi BĐS Việt Nam về triển vọng của thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới.
Dự báo chung về thị trường BĐS 2017, ông Hà cho rằng thị trường sẽ tiếp tục sự ổn định của năm 2016, một số phân khúc có cơ hội phát triển mạnh như phân khúc nhà ở thương mại ở mức trung bình và thấp, nhà ở xã hội. Tuy nhiên cũng phụ thuộc nhiều và chịu ảnh hưởng của chính sách Nhà nước.
Phân khúc nhà ở cao cấp cũng tiếp tục phát triển song sẽ có sự phân loại cao cấp hẳn và cao cấp thực với loại sản phẩm khác đang gọi là cao cấp. Điều này do ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước và quá trình cơ cấu lại sản phẩm của thị trường.
Xem chi tiết tại đây
BĐS nghỉ dưỡng năm 2017: cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các “ông lớn”
Nếu như năm 2016 là một năm bùng nổ đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, thì năm 2017 sẽ là cuộc chạy đua không ngừng nghỉ để cạnh tranh, đặc biệt là các "ông lớn" địa ốc. Điều này thể hiện rất rõ về nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng tốc trong 2 năm qua. Nếu như trước năm 2014 phân khúc bất động sản này chỉ là những giao dịch đơn lẻ, thì kề từ năm 2014 thị trường bắt đầu phục hồi với nguồn cung tăng nhanh (chủ yếu là biệt thự biển từ các dự án của Vingroup). Kể từ năm 2015 với việc gia nhập của nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn khác khai thác phân khúc này, thị trường BĐS nghỉ dưỡng bắt đầu bùng nổ.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phân phối DTJ kiêm Chủ tịch Liên minh G5 nhận định thị trường BĐS nghỉ dưỡng năm 2017 sẽ tiếp tục bùng nổ, sẽ là cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các “ông lớn” bất động sản như: Vingroup, BIM Group, FLC, SunGroup, C.E.O, Eurowindow Holdings, SOVICO, Novaland…. Ngoài ra, với sự trở lại của một số các Chủ đầu tư nước ngoài như Vinacapital, Indochina Land… năm 2017 hứa hẹn sẽ là năm thị trường tiếp tục sẽ có thêm nhiều sản phẩm "bom tấn" có tính cạnh tranh cao.
Với những động thái đó, năm 2017 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm của BĐS nghỉ dưỡng.
Xem chi tiết tại đây
Thị trường BĐS Việt Nam 2017 đi vào nhu cầu thực chất
Nhiều chuyên gia cho rằng trong năm tới, thị trường BĐS phát triển ổn định hơn và đi vào nhu cầu thực chất. Cơ cấu thị trường thay đổi theo hướng hướng nội, thực chất. Cơ cấu BĐS có sự dịch chuyển từ phân khúc trung, cao cấp sang phân khúc trung bình thấp. Tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.
TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năm 2017, yếu tố thể chế đối với thị trường BĐS sẽ chuyển biến theo hướng thuận lợi. Dự báo xu thế và các phân mảng thị trường 2017, TS. Trần Kim Chung cho biết, khả năng thị trường sẽ giảm nhiệt, quy mô sẽ giảm khá nhiều do việc đầu cơ suy giảm. Cụ thể, BĐS sẽ phân hóa mạnh, chỉ một số dự án cục bộ có ưu thế tài chính, sản phẩm mới có thể tiêu thụ thuận lợi. Một số dự án đã triển khai sẽ được hoàn thành. Một số dự án chuẩn bị khởi công sẽ có thể bị đình hoãn.
Theo nhận định của TS. Trần Kim Chung, trong năm tới, thị trường BĐS phát triển ổn định hơn và đi vào nhu cầu thực chất. Cơ cấu thị trường thay đổi theo hướng hướng nội, thực chất. Cơ cấu BĐS có sự dịch chuyển từ phân khúc trung, cao cấp sang phân khúc trung bình thấp.
Xem chi tiết tại đây
BĐS khu công nghiệp TP.HCM “tắc thở” vì hạ tầng
TP.HCM hiện là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất trên cả nước với 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 3.500 ha. Ngoài ra, có 7 khu công nghiệp dự kiến sẽ được thành lập mới với tổng diện tích 1.569 ha và 4 khu công nghiệp dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha. Như vậy, dự kiến tới năm 2020, TP.HCM sẽ có tổng cộng 22 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 5.918 ha.
Những khu công nghiệp, khu chế xuất này đã góp phần quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp hóa, đóng góp đến 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, góp phần đưa Thành phố trở thành trung tâm xuất khẩu lớn nhất nước.
Tuy nhiên, việc quy hoạch chưa đồng bộ, chủ yếu mới dành đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong khu công nghiệp, còn bên ngoài vẫn chưa được quan tâm, khiến các khu công nghiệp, khu chế xuất bị kìm kẹp.
Xem chi tiết tại đây
BĐS cuối năm chứng kiến sự tăng giá cục bộ tại nhiều phân khúc
Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) vừa công bố báo cáo thị trường BĐS tháng 11. Theo đó, lượng giao dịch BĐS khá sôi động, tăng so với tháng 10. Thị trường có sự tăng giá ở toàn bộ các phân khúc từ đất nền, chung cư, nhà phố, biệt thự liền kề...Theo đánh giá của VNREA trong bối cảnh BĐS ấm lên, hiện tượng tăng giá cục bộ cuối năm diễn ra là một quy luật tất yếu.
Xem chi tiết tại đây