Aa

Bất động sản 24h: Các dự án "rùa bò" vào tầm ngắm

Thứ Hai, 23/01/2017 - 13:30

Đất huyện vùng ven xét lên quận ở Sài Gòn rục rịch tăng giá; Hà Nội: Các dự án "rùa bò" vào tầm ngắm; BĐS Đông Hà Nội: Tâm điểm mới của biệt thự, liền kề; Nguồn vốn tín dụng với sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

BĐS Đông Hà Nội: Tâm điểm mới của biệt thự, liền kề

Thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội khởi sắc trong quý IV/2016 và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì sự tích cực trong năm 2017, trong đó khu vực phía Đông với nhiều tiềm năng và những điều chỉnh về quy hoạch của Thủ đô, được đánh giá sẽ là điểm “nóng” mới của phân khúc này.

Quận Long Biên sẽ trở thành tâm điểm mới của phân khúc biệt thự, liền kề Hà Nội trong năm 2017.

Quận Long Biên sẽ trở thành tâm điểm mới của phân khúc biệt thự, liền kề Hà Nội trong năm 2017.

Theo Savills, trong quý cuối năm 2016, tổng nguồn cung biệt thự, liền kề toàn thị trường Hà Nội đạt xấp xỉ 35.000 căn, tăng 4,9% so với quý trước và 12,8% so với cùng kỳ năm trước. 4 dự án mới và nguồn cung thêm của 4 dự án hiện hữu đã cung cấp cho thị trường khoảng 600 căn, trong đó biệt thự chiếm khoảng 18%. Trong đó, Từ Liêm, Hà Đông và Long Biên là 3 quận có nguồn cung lớn nhất trong quý, chiếm 50% tổng nguồn cung mới.

Dù lượng cung tăng mạnh, nhưng điểm tích cực là thanh khoản của thị trường rất tốt. Theo đánh Savills, trong quý IV/2016, phân khúc biệt thự, liền kề Hà Nội ghi nhận 766 giao dịch được thực hiện, tăng tới 129% so với quý trước và đạt mức kỷ lục kể từ năm 2011. Trong đó, dẫn đầu thị trường về số lượng giao dịch trong quý là Từ Liêm với 24% và Hà Đông với 23%.

Dự kiến trong quý I/2017, sẽ có hơn 2.300 căn biệt thự, liền kề sẽ được tung ra thị trường và nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án của tập đoàn Vingroup.

Xem chi tiết tại đây.

Môi giới nhà đất nhận lương lũy tiến, hoa hồng bạc tỷ cuối năm

Một công ty tư vấn, tiếp thị bất động sản tại quận 5, TP. HCM vừa tổng kết mức trả hoa hồng (phí môi giới) kèm khoản lương bù trừ (tăng lũy tiến theo doanh số) và thưởng Tết cho môi giới lên đến một tỷ đồng.

Lãnh đạo công ty này tiết lộ, có khoảng 20% môi giới (ước tính khoảng 40 người) vươn đến ngưỡng thu nhập cả năm từ 700-800 triệu đồng đến bạc tỷ đồng cho 12 tháng làm việc. Hoa hồng cả năm cho môi giới nằm trong top đầu đạt 500-700 triệu đồng, thưởng Tết trung bình 2-3 tháng lương. Riêng khoản lương bù trừ của môi giới được trả lũy tiến dựa trên doanh số mang về, nhận dồn một lần vào cuối năm.

Công thức như sau: lương cơ bản trả trước 4 triệu đồng mỗi tháng nhưng doanh số cả năm đạt từ một tỷ đồng trở lên thì lương cũng tăng lũy tiến thành 10 triệu đồng mỗi tháng trở lên. Như vậy, nếu doanh số của môi giới mang về là 1,6-2 tỷ đồng một năm thì lương mỗi tháng đạt 16-20 triệu đồng. Nếu trừ đi khoản đã nhận trước là 4 triệu đồng thì khoản nhận bù ước tính 12-16 triệu đồng mỗi tháng. Trong trường hợp môi giới nhận mức lương bù trừ chục triệu đồng mỗi tháng trở lên, vị chi cuối năm khoản thu nhập lương cứng lũy tiến lên đến bạc trăm triệu đồng.

Xét tổng thu nhập của môi giới loại giỏi và xuất sắc của doanh nghiệp này gồm: lương lũy tiến nhận bù, hoa hồng và thưởng Tết chạm ngưỡng một tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 25-35% so với năm 2015. Doanh nghiệp còn dành thêm những phần quà Tết ủng hộ tinh thần môi giới là chuyến đi du lịch Singapore cho những cá nhân đã có thành tích bán 10-14 sản phẩm trong một tháng.

Xem chi tiết tại đây.

Tọa lạc tại vị trí

Tọa lạc tại vị trí "đất vàng" của Thủ đô, dự án số 5 phố Lê Duẩn đang chậm tiến độ nhiều năm.

Hà Nội: Các dự án "rùa bò" vào tầm ngắm

Thanh tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, quản lý nhà nước chặt chẽ đối với đất nông nghiệp, đất công, triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội.

Xem chi tiết tại đây.

Đất huyện vùng ven xét lên quận ở Sài Gòn rục rịch tăng giá

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo giá đất 12 tháng tại những tuyến đường chính của 3 huyện ngoại thành TP. HCM đang được xem xét nâng cấp lên quận. Các cung đường có giá đất cao dao động trong khoảng 33-75 triệu đồng mỗi m2. 

Những cung đường có giá đất cao thuộc huyện Bình Chánh dẫn đầu các tuyến phố có giá cao ở 3 huyện.

Những cung đường có giá đất cao thuộc huyện Bình Chánh dẫn đầu các tuyến phố có giá cao ở 3 huyện.

Tuyến phố có giá cao nhất vùng ven Bình Chánh là đường số 9, xã Bình Hưng, với 75 triệu đồng mỗi m2. Đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển 36 triệu đồng mỗi m2, nằm trong top những tuyến đường có giá cao vùng ven huyện Nhà Bè. Những khu vực còn lại, vị trí đầu tiên thuộc về phố Lý Nam Đế, thị trấn Hóc Môn với giá 33,7 triệu đồng mỗi m2. 

Ngoài ra thị trường BĐS liền thổ khu vực Huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn nhìn chung ghi nhận một năm khá sôi động, nhưng ít đột biến so với điểm nóng khu Đông. So với giai đoạn 2015, giá đất tại 3 khu vực vùng ven này tăng bình quân 12% (Hóc Môn), 15% (Bình Chánh) và 20% (Nhà Bè).

Trong 3 huyện, giá đất Bình Chánh vượt trội hơn, đắt gấp đôi so với Hóc Môn. Đây cũng chính là cửa ngõ kết nối TP. HCM với lục tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, biên độ tăng giá của huyện Nhà Bè lại nhỉnh hơn Bình Chánh khoảng 5%.

Xem chi tiết tại đây.

Nguồn vốn tín dụng với sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam

Thị trường BĐS có vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực BĐS tăng lên 1 USD sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển từ 1,5 - 2 USD. Điều này được lý giải bởi BĐS có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều thị trường khác, như vật liệu xây dựng, khoa học công nghệ, lao động và đặc biệt là có mối quan hệ qua lại mật thiết với  thị trường tài chính, tiền tệ.

Cụ thể, thị trường BĐS là "đầu ra" lớn nhất đối với hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, những biến động của nó có tác động trực tiếp đến thị trường tài chính, tiền tệ. Ngược lại, thị trường tài chính, tiền tệ là nguồn cung vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư tạo lập BĐS, cho nên những biến động về tài chính, tiền tệ cũng tác động mạnh tới lĩnh vực BĐS.

Mối quan hệ này cho thấy, việc nâng cao hiệu quả điều tiết vốn vay cho đầu tư BĐS của các ngân hàng, chính là yếu tố cần thiết để thị trường nhà đất phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn. Sự phát triển hiệu quả của thị trường BĐS là cơ sở để huy động được nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trong trường hợp thị trường vốn bị bó hẹp hoặc “nới lỏng” quá mức thì BĐS cũng khó phát huy được năng lực của nó, thậm chí có thể lâm vào bất ổn trong trạng thái “đóng băng” hoặc “bong bóng”.

 Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top