Chủ đầu tư “nghĩ kế” kích thanh khoản
Tình trạng thanh khoản kém không chỉ diễn ra trên thị trường thứ cấp, mà với cả thị trường sơ cấp. Nhiều sàn môi giới cho biết, sức mua căn hộ trong 4 tháng đầu năm sụt giảm mạnh, nhiều dự án đưa ra giá bán dự kiến để thăm dò thị trường và nhận đặt cọc trong quý I/2022, nhưng vì lượng khách giữ chỗ không cao như kỳ vọng nên đến nay vẫn chưa chốt được ngày mở bán chính thức.
Lãnh đạo một doanh nghiệp đang phát triển dự án chung cư tại quận 12, TP.HCM cũng xác nhận, dự án có 5 block nhà cao 20 tầng, hiện bán hết 4 block và chuẩn bị bàn giao căn hộ cho khách hàng. Block còn lại đang trong giai đoạn mở bán, nhưng rất ít giao dịch. Công ty đã tăng cường quảng cáo, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm, nhưng lượng “chốt cọc” vẫn không mấy cải thiện.
Để cứu vãn tình thế, nhiều chủ đầu tư giảm giá sản phẩm bằng cách chiết khấu thẳng vào giá bán, hoặc có phương án hỗ trợ khách hàng giảm thiểu áp lực tài chính.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp địa ốc rốt ráo tìm nguồn vốn mới
Bên cạnh việc tăng cường phát hành cổ phiếu và huy động vốn từ khách hàng, một số công ty địa ốc đã đề ra chiến lược hợp tác với đối tác quốc tế có nguồn lực mạnh.
Phương thức huy động vốn được nhiều doanh nghiệp niêm yết dự kiến triển khai trong năm nay là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đây được xem là giải pháp quan trọng, giúp doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả nợ hay cân đối thanh khoản.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long cho biết, việc siết chặt tín dụng vào bất động sản khiến Công ty không thể tránh khỏi khó khăn, song lãnh đạo Công ty đã chuẩn bị sẵn sàng phương án để đối phó vấn đề này. Chiến lược đầu tiên của Nam Long là hợp tác với các đối tác quốc tế có nguồn lực mạnh như Hankyu, NNR, Keppel Land… Bên cạnh đó, Nam Long cũng tập trung huy động vốn ở những thị trường giá rẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp hồi sinh cùng làn sóng đầu tư
Theo VARS, mặc dù biến động trồi sụt của nền kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong nhiều năm trở lại đây.
VARS dẫn chứng Vinhomes IZ - Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó. Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây cùa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, sức mua lớn cùng những chính sách ưu đãi từ Chính phủ giúp Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia. Năm 2021, bất chấp sức tàn phá của dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt trên 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020; trong đó, riêng lĩnh vực bất động sản đạt 2,6 tỷ USD.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá đất nền Hưng Yên liên tục lập đỉnh mới, cần thận trọng điều gì?
Trong 3 năm trở lại đây, giá bất động sản Hưng Yên tăng lên theo xu hướng chung của thị trường, dưới tác động của các thông tin quy hoạch, dự án hạ tầng, giao thông. Nguồn cung dự án mới hạn chế và xu hướng dịch chuyển dòng vốn ra vùng ven Hà Nội cũng là nguyên nhân khiến giá nhà đất Hưng Yên biến động mạnh.
Cuối năm 2021, đất nền Hưng Yên đã thiết lập mặt bằng mới cao hơn năm 2020 sau một thời gian chững giá do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đặc biệt, đất nền gần khu công nghiệp tăng nhiệt rõ rệt bất chấp những khó khăn từ dịch bệnh.
Theo đánh giá của giới đầu tư, thị trường bất động sản Hưng Yên phát triển không đồng đều, giao dịch sôi động nhất vẫn là khu vực phụ cận Hà Nội như Văn Giang, Văn Lâm. "Sốt giá" đất chỉ diễn ra cục bộ tại một số địa phương hưởng lợi hạ tầng dự án hoặc khu công nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sổ hồng chung cư chỉ có thời hạn 50 - 70 năm, có đáng ngại?
Thực tế, quy định về thời hạn cho căn hộ chung cư đã được nhiều nước trên thế giới như Singapore, Anh, Mỹ, Hong Kong,… áp dụng. Tại Việt Nam, thị trường nhà chung cư hiện nay cũng đã có hai dạng căn hộ, gồm căn hộ sở hữu lâu dài và căn hộ có thời hạn sở hữu chỉ 50 năm, 70 năm.
Tuy nhiên, đề xuất này cũng làm rất nhiều người dân đang sinh sống tại các căn hộ chung cư, cũng như các doanh nghiệp bất động sản chuyên đầu tư phân khúc nhà chung cư không khỏi lo lắng, phân vân.
Về vấn đề này, ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: việc cấp sổ hồng có thời hạn cho các chung cư theo tuổi thọ thiết kế công trình chỉ áp dụng từ khi luật sửa đổi có hiệu lực, không hồi tố đối với những chung cư thực hiện theo quy định trước đó.
Trong trường hợp áp dụng phương án cấp sổ hồng có thời hạn thì sau khi hết thời hạn sử dụng, các cơ quan chức năng sẽ kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư, nếu bảo đảm về chịu lực, an toàn sẽ gia hạn thời gian sử dụng, không có chuyện đuổi người dân ra khỏi căn hộ.