Cung tăng, giá nhà… vẫn tăng theo
“Cơn khát” nhà đất dần được xoa dịu khi hàng loạt dự án mới lẫn cũ tung hàng ra thị trường với số lượng hàng chục nghìn sản phẩm, thế nhưng giá nhà vẫn khó giảm.
Sau nhiều năm không ra được sản phẩm mới tại thị trường TP.HCM, Tập đoàn Đất Xanh đánh dấu sự trở lại thị trường này bằng việc mở bán 2 dự án nhà ở phân khúc cao cấp là Gem Riverside và Lux Star, bên cạnh 4 dự án khác cũng được ra hàng trong năm nay.
Trong giai đoạn 2023 - 2025, Đất Xanh dự tính mở bán thêm 5 dự án cao tầng tại TP.HCM với tổng quy mô 328.300m2, trong đó có dự án Gem Premium với diện tích 150.000 m2 được kỳ vọng mang lại doanh thu cao nhất trong danh mục dự án ngắn hạn của nhà phát triển bất động sản này, vào khoảng 63.000 tỷ đồng.
Tương tự, sau 2 năm “thai nghén”, Phú Đông Group đã chính thức giới thiệu dự án Phú Đông Sky Garden ra thị trường. Dự án tọa lạc tại Bình Dương này có quy mô 6000m2, cao 27 tầng, cung cấp 640 căn hộ có diện tích trung bình 70m2/căn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dòng tiền đổ bộ, giá bất động sản miền Trung tăng mạnh
Thị trường bất động sản một số tỉnh miền Trung đang nóng lên nhờ làn sóng các ông lớn đổ bộ. Đơn cử, tại Quảng Nam, mới đây, NovaGroup đã gửi văn bản đến UBND tỉnh này đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án khu đô thị biển có quy mô 3.000ha với tên thương mại là NovaWorld Hội An. Khu vực làm dự án thuộc xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Dương, (huyện Thăng Bình), dọc theo ven sông Trường Giang và khu vực ven biển.
Hay Capella Group cũng vừa đề xuất nghiên cứu, tài trợ quy hoạch dự án Khu đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tây Bà Nà với quy mô hơn 4.333ha, thuộc xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang.
Một thông tin đáng chú ý khác là Tập đoàn Vingroup cũng vừa có đề nghị tỉnh Quảng Nam cho phép mở rộng quy mô nghiên cứu lập quy hoạch dự án khu đô thị sân bay Chu Lai từ 1.000ha lên 5.000ha trên cơ sở mở rộng quy mô về phía Tây.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản phía Đông Hà Nội: Cẩn trọng đầu tư khi giá đang lập “đỉnh”
Trước khi khu vực phía Đông Hà Nội được quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mặt bằng giá đất tại đây không có nhiều biến động, thường chỉ tăng nhẹ ở mức 10 - 20% mỗi năm. Tuy nhiên khi quá trình đô thị hóa ngày càng hoàn thiện, khu vực cửa ngõ phía Đông Thủ đô đã dần lấy lại được lợi thế cũng như đánh thức tiềm năng, từ đó khiến giá trị bất động sản tăng lên đáng kể.
Đơn cử tại khu vực quận Long Biên, giá đất có sự biến động không ngừng qua những năm gần đây. Nổi bật là phường Ngọc Thụy - một trong các khu vực có sự tăng trưởng thần kỳ nhất vì giá đất tăng gấp 3 - 4 lần sau hơn 10 năm. Cuối năm 2010, giá đất Ngọc Thụy dao động ở mức 30 - 35 triệu đồng/m2 tuy nhiên đến đầu năm 2022, số tiền này chỉ mua được khu vực ngõ nhỏ 2 - 3m. Với khu vực đất mặt đường có thể kinh doanh tại đây đã có giá chạm ngưỡng 80 - 100 triệu đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vùng Duyên hải Bắc Bộ khởi sắc với nhiều xung lực phát triển
Trong buổi Hội thảo: “Xung lực thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng vùng Duyên hải Bắc Bộ” diễn ra sáng ngày 9/4 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), các chuyên gia, nhà quản lý nhận định, Duyên hải Bắc Bộ là khu vực sở hữu nhiều xung lực về tự nhiên, tiềm năng kinh tế, thương mại và du lịch. Đây là khu vực có các tỉnh thành đang trong thời kỳ đầu tư phát triển về kinh tế, công nghiệp, có tốc độ đô thị hóa cao và được đánh giá là có nhiều tiềm năng khai thác kinh doanh, thương mại và du lịch. Vì vậy, thị trường bất động sản Duyên hải Bắc Bộ vẫn diễn ra sôi động dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tập trong thời gian qua.
Chia sẻ tại Hội thảo, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhìn nhận, Duyên hải Bắc bộ là một khu vực sở hữu nhiều lợi thế phát triển. Trong đó nổi bật là lợi thế cho sự phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Ở đây có sự kết hợp hài hoà của nhiều yếu tố như vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên, văn hoá, lịch sử, hạ tầng giao thông.
“Những lợi thế của Duyên hải Bắc Bộ thì không có gì phải bàn cãi, song điều tôi muốn nhấn mạnh là cơ sở hạ tầng nơi đây đang ngày càng đồng bộ, không ngừng được đầu tư, hiện đại. Đơn cử như Quảng Ninh, Hải Phòng.
Sự phát triển về hạ tầng, giao thông đang là lực đẩy lớn nhất cho việc kết nối các vùng miền trong cả nước, giúp thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế”, PGS. TS Trần Đình Thiên đánh giá.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điều gì khiến quốc gia đắt đỏ Singapore thành nơi có tỷ lệ dân số sở hữu nhà ở cao nhất thế giới?
Sau khi được thành lập và tiến hành xây dựng nhà ở xã hội, HDB đặt ra yêu cầu với những căn hộ là phải đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của người dân về sinh hoạt, an ninh, giải trí, cung cấp môi trường sống chất lượng và nhiều tiện ích thương mại. Hơn hết, chương trình này phải đảm bảo các khu đô thị và thị trấn cũ tồi tàn của Singapore được tân trang, cải tiến.
Năm 1964, Chương trình Sở hữu nhà cho người dân chính thức được thực hiện, cho phép người dân Singapore mua lại các căn hộ nhà ở xã hội với giá cả phải chăng. Với việc triển khai hợp đồng thuê 99 năm và quy định mỗi người chỉ được sở hữu 1 căn nhà duy nhất, không được bán lại trong vòng 5 năm, rất nhanh chóng, công dân của đất nước này đã có thể sở hữu một tài sản hữu hình để bình ổn cuộc sống và phát triển kinh tế.
Những thập kỷ sau đó, Singapore không ngừng thực hiện các chương trình và chính sách nhà ở nhằm chống phân biệt chủng tộc, cải thiện, nâng cao chất lượng nhà ở, mở rộng quy mô thị trấn và khu đô thị mới.