Aa

Bất động sản 24h: Đầu cơ hạ nhiệt, bất động sản vẫn tăng giá

Thứ Sáu, 08/04/2022 - 10:29

Đầu cơ hạ nhiệt, bất động sản vẫn tăng giá; “Sốt đất” khắp nơi, triệu người nghèo tan giấc mơ an cư... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Đầu cơ hạ nhiệt, bất động sản vẫn tăng giá

Theo thống kê của CBRE trong quý I/2022, có khoảng 3.500 căn mở bán mới tại Hà Nội. Con số này giảm 39% theo quý và 20% theo năm bởi những gián đoạn từ kỳ nghỉ Tết và đợt dịch Covid-19 mới.

Phần lớn đến từ các đợt mở bán tiếp theo của các dự án đã mở bán (6 dự án) và chỉ có 2 dự án mở bán lần đầu. Theo phân khúc, căn hộ trung cấp vẫn là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường, chiếm 66% tổng nguồn cung mới trong quý. Về vị trí, phía Tây là khu vực đóng góp nhiều nguồn cung mới nhất với 53% tổng số căn mở bán mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất ven sông, hồ “sốt xình xịch“ với nhiều lời hứa hẹn sinh lời “khủng”

Những mảnh đất ven sông, hồ được các môi giới thi nhau tâng bốc, đẩy giá tăng chóng mặt làm bất động sản ở những này sốt "xình xịch" khiến nhiều người ngỡ ngàng, băn khoăn trước giá trị thật của những mảnh đất này. 

Những năm gần đây, các bất động sản có bán kính dưới 100km từ Thủ đô Hà Nội luôn được giới đầu tư săn lùng, trong đó, những khu đất vên sông, hồ tại vùng ven Hà Nội, Hòa Bình là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Những mảnh đất này còn được giới đầu tư gọi là những “siêu phẩm” bất động sản, bởi có địa hình cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng phù hợp với xu thế nghỉ dưỡng hiện nay. 

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, nhiều gia đình đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề sức khỏe, đặc biệt là giới nhà giàu Hà Nội. Cùng với đó, không gian nội đô chật hẹp, bức bối khiến nhiều nhà đầu tư không tiếc tiền chi mua những mảnh đất rộng tại vùng ven để sử dụng làm ngôi nhà thứ 2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Sốt đất” khắp nơi, triệu người nghèo tan giấc mơ an cư

Cuối năm 2020, vợ chồng anh Nguyễn Đình Trọng được giới thiệu một căn nhà diện tích 30m2, có ngõ ô tô tránh tại khu vực Thanh Đàm (phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) với giá 3,1 tỷ đồng. Dù rất thích vị trí cũng như thiết kế của căn nhà, nhưng vì số tiền quá lớn so với khả năng tài chính nên vợ chồng anh Trọng quyết định tích góp thêm, chờ thời gian sau sẽ mua.

“Hai vợ chồng tôi chỉ có 1,5 tỷ tiền tiết kiệm, nếu mua nhà thời điểm đó thì phải vay ngân hàng 1,6 tỷ đồng. Số tiền vay quá lớn nên hai vợ chồng tính để tiền làm ăn rồi chờ thêm thời gian nữa mới mua”, anh Trọng nói.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, giá nhà đất liên tiếp xảy ra các cơn sốt khiến mặt bằng giá tăng cao chóng mặt. Căn nhà trước kia anh chị định mua hiện được chủ mới rao bán lại với giá 4,3 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 1 năm, giá đã tăng 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, cả năm 2021, hai vợ chồng anh chị đi làm cũng chỉ tích góp thêm được khoảng 300 triệu đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phân lô, bán nền: Đừng vì “con sâu” mà hất đổ cả “nồi canh”

Hệ quả từ việc phân lô, tách thửa bán nền một cách tràn lan trên thị trường trong thời gian qua là không hề nhỏ. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng giá đất, giá bất động sản tăng lên chóng mặt; các cơn sốt, bong bóng bất động sản được hình thành. Giới đầu cơ ồ ạt gia nhập thị trường mua gom đất nông nghiệp, đất rừng để phân lô, tách thửa bán "ăn chênh". Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương "quay cuồng" trong cơn sốt đất phân lô. Nguy cơ về sự phát triển mất ổn định và thiếu bền vững đang dần hiển hiện. 

Trước thực tế này, việc nhiều địa phương có động thái "siết", tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa đất nông nghiệp để rà soát lại. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là việc làm cần thiết tuy nhiên chỉ là giải pháp tạm thời. Trong khi đó, có ý kiến lại cho rằng, về lâu dài nên cấm phân lô, bán nền. Bởi điều đáng lo ngại là việc phân lô, bán nền chỉ mang lại hiệu quả ngắn hạn về kinh tế trước mắt còn về lâu dài sẽ phát sinh nhiều tiêu cực và hệ lụy cho xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên đất dành cho việc quy hoạch và phát triển. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bài 1: Vì sao vi phạm xây dựng ở xã Minh Phú (Sóc Sơn) chưa được xử lý dứt điểm?

Huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) có địa hình đẹp, thuận tiện, với nhiều tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không huyết mạch của Trung ương và Thành phố. Huyện có 26 xã, thị trấn thì có đến 11 xã có rừng. Chính vì vậy, suốt thời gian qua, câu chuyện liên quan đến công tác quản lý đất rừng, xây dựng công trình trên địa bàn huyện Sóc Sơn luôn "nóng". Thực tế, nhiều sai phạm về đất đai, vi phạm trật tự xây dựng tồn tại nhiều năm qua chưa được xử lý dứt điểm. Song song với đó, một bài toán đặt ra với các cấp chính quyền địa phương là làm thế nào để ngăn chặn vi phạm mới phát sinh, tránh tình trạng để "sự đã rồi" và sau đó lại xin "hợp thức hóa" vi phạm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top