Aa

Bất động sản 24h: “Siết” cho vay bất động sản, hết thời đầu cơ lướt sóng

Thứ Bảy, 09/04/2022 - 10:30

“Siết” cho vay bất động sản: Hết thời đầu cơ lướt sóng; Bất động sản nghỉ dưỡng dần nhộn nhịp trở lại… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

"Siết" cho vay bất động sản: Hết thời đầu cơ lướt sóng

Chỉ đóng 30% cho chủ đầu tư, còn lại vay ngân hàng, khi ngân hàng siết tín dụng bất động sản khiến dân đầu cơ, lướt sóng lo lắng một cơn sóng xả hàng, cắt lỗ.

Hơn 6 năm nay làm môi giới bất động sản, ông Trần Anh Tuấn (Hoàng Mai, Hà Nội) thường tận dụng cơ hội tốt để đầu tư lướt sóng. Với số vốn hơn 1 tỷ đồng, ông Tuấn cần vay thêm vốn ngân hàng. Tại một số dự án chung cư có tiềm năng, ông Tuấn cùng bạn bè thường ôm một số căn hộ. Số tiền đóng cho chủ đầu tư ban đầu từ số vốn sẵn có, còn lại ông vay ngân hàng.

Trong khoảng thời gian đó, ông Tuấn cùng đội môi giới phải đẩy nhanh, bán cho người mua để hưởng mức giá chênh lệch. Diễn biến thị trường thuận lợi, ông Tuấn có thể thu về từ 50 - 100 triệu đồng/căn hộ chỉ trong thời gian ngắn. “Vay vốn ngân hàng là cách mà những người vốn ít tận dụng. Nhiều sàn kinh doanh bất động sản cũng áp dụng hình thức này”, ông Tuấn cho hay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản nghỉ dưỡng dần nhộn nhịp trở lại

Thị trường du lịch mở cửa đang tạo "cảm hứng" cho các nhà phát triển và khách hàng đổ tiền, đổ của vào bất động sản nghỉ dưỡng.

Có thể thấy, nguồn cung sản phẩm dồi dào đang khiến thị trường nghỉ dưỡng ngày một “nóng” hơn. Đó cũng là lý do thúc đẩy các chủ đầu tư nỗ lực hơn trong việc xây dựng các sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng, đẳng cấp hơn, sáng tạo ra những sản phẩm mới khác biệt hơn để tăng cường sức cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầu tư, khách hàng.

Theo ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Ngọc Châu Á, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng liên tục thay đổi luôn là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Lấy ví dụ, một căn hộ du lịch hay biệt thự biển trong các khu resort sau khi vận hành 3 - 5 năm thì trang thiết bị nội thất sẽ bắt đầu xuống cấp, cho nên cần phải được làm mới tạo được sức hút với người tiêu dùng.

Mặt khác, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cứ mỗi năm lại có thêm vài khu nghỉ dưỡng mới xuất hiện và xu hướng khách du lịch sẽ tìm đến những nơi mới hơn để trải nghiệm. Vì thế, các dự án nghỉ dưỡng cũ nếu không được tái đầu tư kịp thời sẽ rất khó cạnh tranh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất vùng ven có tốc độ tăng giá "vượt mặt" đất nội đô

Báo cáo của Viện Nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services mới đây cho thấy, diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2022 sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công. Khu vực miền Bắc tiếp tục là địa phương được hưởng lợi từ các dự án trọng điểm, với nhiều địa phương có kế hoạch đầu tư công cao nhất giai đoạn 2021 - 2025 như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh...

Trong năm 2022 sẽ chứng kiến việc đẩy mạnh các hạ tầng vùng ven tại khu vực miền Bắc như cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường nối 2 cao tốc trọng điểm tại phía Bắc… hay mở rộng cao tốc về phía Tây và vùng ven biển phía Nam như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh, các dự án nối bờ Đông và bờ Tây như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Triển vọng hình thành các đô thị ven sông tại Hà Nội và TP.HCM

Đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020 - 2045” được TP.HCM phê duyệt vào đầu năm 2022, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND TP. Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua được các chuyên gia kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo đô thị dọc bờ sông của hai thành phố lớn, vốn có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư tương xứng. 

Giống như nhiều “đô thị sông nước” nổi tiếng trên thế giới, TP.HCM và Hà Nội là hai thành phố được thiên nhiên ưu ái với địa thế có những con sông lớn chảy qua. Chính vì vậy, những động thái mới đây của chính quyền TP.HCM và Hà Nội về việc phát triển khu vực ven sông Sài Gòn và sông Hồng là một tín hiệu đáng mừng, giúp phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, tạo nét đặc trưng độc đáo của đô thị cũng như khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp liệu có vượt qua lợi ích nhóm?

Tại kỳ họp HĐND tỉnh, ngày 8/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã thẳng thắn nói về những mặt trái của tình trạng phân lô: "Trong đó có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, và có lợi ích cục bộ. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi đã chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra để xác minh, làm rõ".

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản yêu cầu UBND TP. Bảo Lộc cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có liên quan đến các tuyến đường đang được đơn vị xác minh, điều tra liên quan đến việc hiến đất làm đường.

Không chỉ thừa nhận có lợi ích nhóm và chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra, ông Trần Văn Hiệp cũng từng chỉ đạo minh bạch thông tin cho báo chí.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top