Aa

Bất động sản 24h: Đất Đà Nẵng "xì hơi" sau 3 năm tăng phi mã

Thứ Tư, 16/10/2019 - 10:42

Đất Đà Nẵng "xì hơi" sau 3 năm tăng phi mã; Thị trường nhà ở Hà Nội có xu hướng rời nội đô ra ngoại ô... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đất Đà Nẵng "xì hơi" sau 3 năm tăng phi mã

Thị trường bất động sản Đà Nẵng ngay sau đó đã có những diễn biến nóng, lạnh bất thường tùy theo khu vực. Đặc biệt, khu vực vốn sôi động nhất thuộc Nam Đà Nẵng gồm khu Hòa Xuân, quận Ngũ Hành Sơn, khu vực đất nền thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) trở nên ảm đạm.

"Giá khu này trước trên gần 5 tỉ lô đất khoảng 100m2, bây giờ bán khoảng 4 tỉ không ai hỏi mua. Mấy tháng nay đất đứng, người đi xem không có chứ đừng nói người mua", anh Nguyễn Văn Việt, chủ một trung tâm môi giới nhà đất khu vực Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), than thở.

Theo anh Việt, giá đất Hòa Xuân nói riêng, khu Nam Đà Nẵng bao gồm Thị xã Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam tăng giá phi mã từ năm 2016 đến cuối năm 2018. Giá đất lúc "sốt" nhất ở Hòa Xuân có giá 6 tỉ lô 100m2 đường 7,5m. Ở khu vực Điện Bàn thì khoảng 4 tỉ lô 100m2.

"Thời điểm này giá giảm trung bình từ 500 đến hơn 1 tỉ tùy lô và tùy vị trí. Dù vậy, giao dịch vẫn khan hiếm do thiếu nhà đầu tư và khách hàng đang chờ đợi giá đất tiếp tục hạ nhiệt", chị Lê Thị Kim Vân, một nhân viên môi giới công ty bất động sản T.N, chia sẻ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Chờ đợi một thành phố thông minh

Dự án Thành phố thông minh do Tập đoàn BRG và Sumimoto kết hợp triển khai và thực hiện. Đây là dự án được đánh giá có tổng vốn đầu tư lớn nhất tại Hà Nội. Trước đó, thông tin hai tập đoàn lớn tại Việt Nam và Nhật Bản cùng “song kiếm hợp bích” triển khai dự án này đã dấy lên những e ngại, băn khoăn e ngại rằng dự án có thể… chỉ mãi nằm trên giấy.

Thế nhưng, sự kiện lễ động thổ đã thực sự chính thức diễn ra. Và trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch Tập Đoàn BRG đã tuyên bố chắc nịch: "Liên danh BRG và Tập đoàn Sumitomo cam kết với Thủ tướng hoàn thành tiến độ từng giai đoạn, không làm sai một lời nào luôn!"

Lời tuyên bố của nữ tướng BRG đã tiếp tục khẳng định lại một lần nữa về sự hiện diện của một thành phố tương lai – một thành phố hiện đại chắc chắn sẽ xuất hiện, đáng đợi chờ và đầy hy vọng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường nhà ở Hà Nội có xu hướng rời nội đô ra ngoại ô

Dân số quá đông, hạ tầng thiếu đồng bộ đã tạo nên một bộ mặt đô thị nhếch nhác, lộn xộn. Nhà cao tầng xen kẽ với những khu ổ chuột, cơi nới. Nơi bỏ hoang cho cỏ dại, nơi lại chen chúc trong những “hộp diêm” 3 - 4m2.

Giá nhà đất khu trung tâm cũng vì thế mà đang tăng cao ngoài tầm với của một phần lớn cư dân đô thị. Chi phí cho nhà ở trở thành một khoản phí cao hàng đầu trong nhu cầu hằng ngày của người lao động.

Do đó, dân cư dịch chuyển ra các khu đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu. Các khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực ngoại ô sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nơi an cư tốt cho gia đình thay vì “chen chúc” trong nội đô chật hẹp.

Chính làn sóng dân cư dồn về các khu vệ tinh cũng là đòn bẩy cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Các khu vực này có lợi thế quỹ đất còn dồi dào và giá rất rẻ để phát triển dự án.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mã Pì Lèng - Nếu bình tĩnh hơn…

Câu chuyện về ngôi nhà Mã Pì Lèng Panorama tưởng như đã ngã ngũ, khi Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất phương án chỉ giữ lại hai tầng trên cải tạo làm điểm dừng chân cho du khách, các tầng còn lại sẽ bị phá dỡ và trồng thay thế cây xanh vào đó. Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những ý kiến trái chiều, khác với xu hướng ban đầu nằng nặc đòi phá dỡ công trình của đông đảo dư luận.

Ngay từ đầu, tôi đã khẳng định rằng, những ý kiến phản đối công trình này là hoàn toàn chính đáng và dễ hiểu, và chắc chắn không ngoài mong muốn bảo vệ thắng cảnh Đệ nhất hùng quan này. Tuy nhiên, tôi vẫn nêu chính kiến của mình trong bài viết “Cục bê tông” trên đỉnh Mã Pì Lèng - Bài toán giữa bảo tồn và phát triển; rằng “nếu công trình không ảnh hưởng nhiều thì có thể sửa chữa cho hài hòa với cảnh quan xung quanh và nhất là phù hợp với văn hóa bản địa, ví dụ như về màu sắc, về kiến trúc, đặc biệt là về hình thức mái nhà… và nên giữ lại”.

Bây giờ, cơ quan chức năng của Hà Giang đã đề xuất, quả bóng đang nằm trong chân những người đứng đầu của địa phương này. Nếu lãnh đạo tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng cũng là điều hoàn toàn có thể giải thích được, cho dù tôi nghĩ trong thâm tâm họ có lẽ cũng không hề muốn.

Trong xu hướng mạng xã hội đang ngày càng ảnh hưởng, nếu không muốn nói là chi phối đến hành xử xã hội và đôi khi đến cả các quyết định của chính quyền địa phương, thì lãnh đạo tỉnh Hà Giang có muốn cũng khó mà “dám” cưỡng lại trào lưu đòi đập bỏ công trình này. Hơn nữa, trong bối cảnh phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi tại tỉnh đang diễn ra và nhất là trong thời điểm nhạy cảm trước Đại hội thì tư tưởng lấy chữ an làm trọng và “tránh dư luận chẳng xấu mặt nào” cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng nếu bĩnh tĩnh hơn một chút, hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học, khách quan… chứ không phải là theo kiểu chiều theo dư luận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vốn đầu tư Hàn Quốc chảy mạnh vào bất động sản

Trong báo cáo mới nhất về tổng quan kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019, Công ty tư vấn JLL Việt Nam cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 10,97 tỷ USD;

Vốn FDI đã giải ngân đạt 14,22 tỷ USD, tăng gần 7,3% so với cùng kỳ; trong số 19 ngành được đăng ký đầu tư, bất động sản là lĩnh vực thu hút đầu tư lớn thứ hai, với 2,77 tỷ USD, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc.

Dòng vốn đến từ Hàn Quốc đứng thứ hai trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với 4,62 tỷ USD. Các lĩnh vực mà nhà đầu tư xứ Kim chi quan tâm tại thị trường bất động sản là bất động sản khu công nghiệp, nhà ở, đầu tư cổ phiếu, tham gia M&A…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top