Aa

Bất động sản 24h: Đất nền lao dốc, phân lô bán nền bát nháo lĩnh phạt nặng

Chủ Nhật, 05/01/2020 - 10:30

Đất nền lao dốc, phân lô bán nền bát nháo lĩnh phạt nặng; Miền đất hứa tỉnh lẻ: "Hoa thơm, trái ngọt" dành cho ai?; Vì sao "vỡ" kế hoạch phát triển nhà ở xã hội?... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Đất nền lao dốc, phân lô bán nền bát nháo lĩnh phạt nặng

Từ ngày 5/1/2020, việc tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; phân lô, bán nền sai; lấn, chiếm đất… là những vi phạm sẽ bị phạt nặng lên đến 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, năm 2019 thị trường địa ốc phía Nam chứng kiến hàng loạt vụ lừa bán dự án "ma" khiến hàng nghìn người sập bẫy. Công an TP.HCM liên tiếp bắt lãnh đạo các công ty bất động sản lập dự án ma lừa bán cho người dân, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng như Địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land.

Trong đó, một trong những sự kiện đáng chú ý là sự sụp đổ của Công ty CP Địa ốc Alibaba (Địa ốc Alibaba). Công an TP.HCM đã công bố 43 dự án “ma” của Địa ốc Alibaba ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai… Theo kết quả điều tra ban đầu, Công ty Alibaba đã thu được hơn 2.500 tỷ đồng từ việc ký kết hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng.

Ngày 18/9/2019, Bộ Công an đã phối hợp cùng Công an TP.HCM khám xét trụ sở Địa ốc Alibaba, sau đó khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Thái Luyện (CEO kiêm Chủ tịch HĐQT Địa ốc Alibaba) cùng em trai Nguyễn Thái Lĩnh (TGĐ Địa ốc Alibaba) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngay sau “cú lừa” của Alibaba, một loạt công ty kinh doanh đất nền khác tiếp tục được phanh phui. Ghi nhận trên thị trường thời gian qua, sau cú sốc hàng loạt công ty bán dự án ma sụp đổ thị trường đất nền rơi vào cảnh ảm đạm, lao dốc. Từ năm 2018 đến nay, sốt đất nền không còn là độc tôn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang mà đã sôi động trên hầu hết các vùng miền, không chỉ ở vùng ven như Bắc Ninh, Thái Nguyên mà còn lan tỏa cả đến những vùng sân xa hẻo lánh như Tây Nguyên, Tây Bắc,...

Xem chi tiết tại đây

Sau cú sốc hàng loạt công ty bán dự án ma sụp đổ thị trường đất nền rơi vào cảnh ảm đạm, lao dốc.

Miền đất hứa tỉnh lẻ: "Hoa thơm, trái ngọt" dành cho ai?

Những năm gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ khi hàng loạt các chủ đầu tư lớn “ôm tiền về tỉnh lẻ”.

Có thể kể đến như Hòa Bình. Trước đây đa phần là các dự án du lịch nghỉ dưỡng nhỏ lẻ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của khách hàng Hà Nội, thì nay đã đón nhận nhiều dự án bất động sản quy mô lớn từ các doanh nghiệp tên tuổi như T&T Group, Vincom Retail, FLC, Geleximco, Phú Mỹ Hưng,...

Tiếp đến, làn sóng này lan rộng ra Thái Nguyên khi hàng loạt các dự án khu đô thị lớn được đầu tư quy mô, bài bản. Ví dụ khi Khu đô thị Kosy của Tập đoàn Kosy, Khu đô thị Danko City của Tập đoàn Danko,...

Ngoài ra cũng phải kể đến một số tỉnh thành khác như Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình,... cũng thu hút một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm. Hiện tại, giá nhà đất tại nhiều khu vực chứng kiến sự tăng trưởng nóng.

Tương tự như phía Bắc, thời gian qua, lượng khách hàng quan tâm đầu tư vào bất động sản tại các vùng lân cận TP.HCM cũng tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của batdongsan.com cho thấy, mức độ quan tâm tìm kiếm mua đất nền tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng lần lượt tăng 8%, 12%, 22% và 82%.

Bên cạnh thị trường tại một số tỉnh thành quen thuộc, gần đây, bất động sản phía Nam chứng kiến sự trỗi dậy của các địa bàn mới. Tiêu biểu như khu vực Tây Nguyên, xuất hiện một số dự án khu đô thị lớn có tính đồng bộ.

Bất động sản tỉnh lẻ được coi là một trong những xu hướng nổi bật của 2020, nhưng không phải nơi nào cũng là "miền đất hứa" cho "hoa thơm trái ngọt". Nhà đầu tư cầu lưu ý điều gì khi khai hoang vùng đất mới? Đâu mới là tấm bảo hiểm đảm bảo sự an toàn khi đầu tư ở tỉnh lẻ?

Xem chi tiết tại đây

Hàng loạt các dự án khu đô thị lớn được đầu tư tại các tỉnh 

Vì sao "vỡ" kế hoạch phát triển nhà ở xã hội?

Từ góc độ nhà phát triển bất động sản, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cho rằng, đa số doanh nghiệp hiện nay không mặn mà làm nhà ở xã hội vì dù được hỗ trợ nhiều về đất và vốn nhưng rào cản xây dựng 20% để lại cho thuê trong 5 năm là vấn đề lớn.

“Thực tế mỗi doanh nghiệp đều muốn làm dự án để quyết toán nhanh, đặc biệt là với các công ty cổ phần. Về vốn trung hạn, các ngân hàng không muốn tài trợ các dự án như vậy vì sau 5 năm mới quyết toán được, lợi nhuận chỉ có 10%”, ông Sơn nói.

Mặt khác, khi xây dựng nhà ở xã hội, theo ông Sơn, chủ đầu tư phải tính toán rất kỹ các vấn đề công nghệ, vật liệu để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo giá thành sản phẩm hợp lý.

“Nhưng câu chuyện để có giá nhà tốt thì cơ chế là vấn đề quan trọng. Hiện nay chúng ta nói là có ưu đãi, có cơ chế nhưng cơ chế tạo ra chưa chắc đã phù hợp với thị trường. Ví dụ như quy định quỹ nhà 5 năm cho thuê nhưng thực tế không biết cho thuê thế nào? Với mức giá ra sao, vì khi khấu hao tính ra chi phí, lãi vay thì không thể đủ, không quyết toán được”, Chủ tịch Xuân Mai đặt vấn đề.

Xem chi tiết tại đây

Nhà ở xã hội không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân (Ảnh: Internet)

Khan hiếm nguồn cung nhà thấp tầng dưới 5 tỷ đồng ở TP.HCM, nhu cầu cao vào những tháng cuối năm

Theo JLL Việt Nam, có 186 căn nhà liền kề được bán ra trong các tháng cuối cùng của năm 2019. Đây được xem là mức thấp kỷ lục kể từ khi thị trường phục hồi từ năm 2014, bị tác động bởi nguồn cung hạn chế.

Tuy nhiên, nhu cầu đối với các sản phẩm nhà liền kề bình dân có khoảng giá từ 170.000 - 250.000 USD/căn (tương đương 4 - 6 tỷ đồng/căn) vẫn còn cao, chiếm hơn 70% số căn được bán trong quý 4/2019. Người mua để ở là đối tượng chính trong những dự án này. Do đa phần các dự án chào bán trong quý này đều đã gần hoàn thành và không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Vẫn như các quý trong năm, nguồn cung nhà liền kề TP.HCM tiếp tục khan hiếm. Trong quý 4, nguồn cung chủ yếu đến từ những dự án mở bán mới có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 50 - 100 căn cho một dự án.

Nguồn cung hạn chế tại thị trường nhà liền thổ bán đến từ việc trì hoãn trong quy trình xin giấy phép xây dựng và việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đủ điều kiện mở bán của các chủ đầu tư. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường đã diễn ra trong suốt năm 2019 nhưng dự kiến sẽ được cải thiện sau Tết 2020 khi nhiều dự án mới dự kiến sẽ được mở bán.

Xem chi tiết tại đây

Thanh Hóa: 2019, khởi tố các vụ án vi phạm về đất đai nhiều nhất trong lịch sử

Chiều 31/12, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì họp báo, thông tin tới các cơ quan báo chí về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019.

Tại buổi họp báo, phóng viên Reatimes đặt vấn đề: "Cử tri và người dân tại một số địa phương trong tỉnh cho rằng, vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại một số địa phương trong tỉnh còn nhiều, còn khá phức tạp và nghiêm trọng nhưng việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn chưa tương xứng với hành vi vi phạm, dẫn đền tình trạng “nhờn” luật. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh như thế nào về việc này? Tỉnh có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng nói trên?".

Về việc này, Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho rằng, đất đai là vấn đề rất nóng được nhiều người dân quan tâm.

“Năm 2019 Thanh Hóa có số lượng khởi tố các vụ vi phạm liên quan tới đất đai nhiều nhất trong lịch sử. Quá trình giải quyết vụ việc liên quan tới nhiều người, cả người có thẩm quyền và người có trách nhiệm có liên quan.

Nếu những vụ việc không đến mức xử lý hình sự thì xử lý hành chính, nếu đến mức độ phải khởi tố thì sẽ khởi tố và đề nghị truy tố trước pháp luật. Nếu có thông tin về vụ việc nào mà cơ quan có trách nhiệm xử lý chưa đúng người đúng tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì đề nghị cho chúng tôi thông tin, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và xử lý theo quy định”, Đại tá Khương Duy Oanh cho biết.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top