Aa

Bất động sản 24h: Tin huyện lên quận, ăn theo siêu dự án đẩy giá đất ven đô

Thứ Sáu, 03/01/2020 - 10:30

Tin huyện lên quận, ăn theo siêu dự án đẩy giá đất ven đô; Phanh phui nhiều vụ biến nhà ở xã hội thành thương mại... là những thông tin được quang

Tin huyện lên quận, ăn theo siêu dự án đẩy giá đất ven đô

Thông tin về dự án xây dựng thành phố thông minh tại Đông Anh đã xuất hiện từ năm trước. Phải tới tháng 10/2019, liên danh Tập đoàn BRG và đối tác Nhật Bản mới chính thức động thổ dự án gần 4,2 tỷ USD này.

Dự án có diện tích 272ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn vào năm 2028.

Sự xuất hiện của “Thung lũng Silicon Việt Nam” với mức đầu tư 10.000 tỷ trong tương lai gần, hứa hẹn khu vực Đông Anh sẽ trở thành nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt kì vọng sẽ thu hút được các doanh nghiệp, nhà khoa học trong nước và quốc tế tới và làm việc. Cùng với thông tin Đông Anh chuẩn bị lên quận, thị trường bất động sản tại đây đang nóng lên từng ngày.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phanh phui nhiều vụ biến nhà ở xã hội thành thương mại

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), tính đến hết năm 2018 kết quả thực hiện mục tiêu phát triển NƠXH của TP.Hà Nội chỉ đạt 14% kế hoạch đặt ra theo các quyết định, còn thiếu hơn 4.7 triệu m2 nhà ở. Kết quả kiểm toán chỉ rõ, hầu hết các dự án NƠXH theo danh mục dự kiến hoàn thành trong năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 đều chậm tiến độ hoàn thành, một số dự án chưa có thông tin tiến độ dự án hoặc không thực hiện dự án được thu hồi bàn giao đất lại cho thành phố.

Đáng chú ý, KTNN cho biết, có 3 dự án NƠXH đã được chấp thuận chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại là trái quy định gồm: Dự án NƠXH tại ô đất quy hoạch C.6/NO12, phường Giang Biên, quận Long Biên; Dự án khu đô thị NƠXH Đại Áng; Dự án NƠXH tại dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ giai đoạn 1 phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

“Đối với 3 dự án NƠXH đã được chấp thuận chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại không có quy định trong Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2017/NĐ-CP 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định số 100/2015/NĐ - CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH (chỉ có quy định về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm NƠXH hoặc sang làm nhà ở phục vụ tái định cư)”, KTNN chỉ rõ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Năm 2020 sốt đất nền vẫn có thể xảy ra tại khu vực có quy hoạch thành đặc khu

Tại cuộc họp báo quý IV diễn ra sáng nay, lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thị trường bất động sản năm 2020 ít có nguy cơ xảy ra “bong bóng" bất động sản nhưng giá đất nền vẫn tăng tại các khu vực có quy hoạch thành đặc khu.

Cụ thể, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản năm 2019 phát triển tương đối ổn định kể cả về nguồn cung, số lượng giao dịch, giá cả, dư nợ tín dụng và vốn đầu tư nước ngoài.

Tổng hợp số liệu nguồn cung bất động sản trong năm 2019, số dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tại 2 thành phố lớn là 105 dự án.

Trong đó, tại thành phố Hà Nội có 58 dự án với 31.184 căn chung cư, tăng 20,1% so với năm 2018 và 1.963 căn thấp tầng, giảm 49,1% so với năm 2018.

Tại TP.HCM có 47 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.Tuy nhiên số liệu lại có sự đảo chiều so với thành phố Hà Nội, với 23.485 căn chung cư, giảm 14,1% so với năm 2018 và 1.319 căn thấp tầng, tăng 9,9% so với năm 2018.

Tổng số giao dịch thành công: có khoảng 83.136 giao dịch (giảm 26,1% so với năm 2018); Số lượng bất động sản nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch) có khoảng 6.280 giao dịch (giảm 20% so với năm 2018).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản tung kế hoạch “dài hơi” trong năm 2020

Năm 2020 chắc chắn thị trường bất động sản sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong khó khăn bao giờ cũng có những cơ hội, vấn đề là doanh nghiệp lựa chọn và nắm bắt cơ hội đó như thế nào là yếu tố để doanh nghiệp thành công trong thị trường khó khăn. Hơn nữa, các doanh nghiệp chuyên nghiệp hiện đang bước vào tâm thế kinh doanh mới, có chiến lược “dài hơi”. Nhiều kế hoạch kinh doanh đang được các doanh nghiệp xây dựng bài bản để sẵn sàng ứng phó với bất kì tình huống rủi ro nào của thị trường.

Một trong những chiến lược là đầu tư xây dựng các đại đô thị tại các thị trường tỉnh lẻ. Mới đây, CTCP Vinhomes (Mã: VHM) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên đề xuất giao nghiên cứu, lập quy hoạch và đầu tư Khu đô thị trung tâm huyện Yên Mỹ.

Theo đó, vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa bàn các xã Đồng Than, Việt Cường, Thanh Long, Hoàn Long, Yên Phú, Giai Phạm, Nghĩa Hiệp và thị trấn Yên Mỹ với tổng diện tích khoảng 1.897ha.

Trong văn bản, Vinhomes nêu rõ, công ty muốn góp phần quy hoạch các đô thị trong tương lai huyện Yên Mỹ theo hướng văn minh, hiện đại nhằm mục tiêu hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Yên Mỹ nói riêng.

Với đề xuất này của Vinhomes, UBND tỉnh Hưng Yên cũng có văn bản giao Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ qua liên quan thẩm định và báo cáo lại với tỉnh.

Được biết, ngoài dự án trên, trong năm 2019, Vingroup cũng đề xuất đầu tư nhiều dự án tại Hưng Yên. Trong đó, hồi tháng 7/2019, doanh nghiệp được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt là chủ đầu tư lập quy hoạch dự án Khu đô thị phía Đông sông Điện Biên, TP. Hưng Yên với tổng diện tích đất dự kiến là 232ha.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải phóng mặt bằng, “cục nghẹn” của doanh nghiệp địa ốc

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, kết quả thu hồi đất trên địa bàn Thành phố đến ngày 30/9/2019 là trên 1.200 dự án với diện tích gần 4.200 ha, đạt 56%; ước đến ngày 31/12/2019, trên 1.500 dự án với diện tích trên 5.000 ha, đạt trên 67% kế hoạch thu hồi đất năm 2019 theo Nghị quyết số 11/NQ - HĐND ngày 4/12/2018 và Nghị quyết số 10/NQ - HĐND ngày 8/7/2019 của HĐND TP. Hà Nội.

Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, các dự án đủ hồ sơ pháp lý đã được thẩm định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định; kết quả thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, để tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng do một số quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường còn có sự chồng chéo, chuyển tiếp qua nhiều luật, nghị định, nên công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài hơn dự kiến.

Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân trông chờ vào việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, nên không hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát, kiểm đếm lập phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top