Vùng quy hoạch du lịch ở Ninh Bình bị thổi giá đất lên 300%
Liên quan đến việc giá đất nền tại khu vực xã Gia Thịnh, huyện Gia viễn (Ninh Bình) những ngày qua đột nhiên tăng chóng mặt. Trước thực trạng trên, UBND huyện Gia Viễn đã tổ chức tuyên truyền, cảnh báo người dân cần thận trọng khi đầu tư vào bất động sản ở khu vực này.
Khu đất nền tại xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), gần trung tâm hành chính mới của huyện những ngày qua nhộn nhịp cảnh mua bán. Trên con đường mới san phẳng, hai bên vẫn ngổn ngang đất ruộng, nườm nượp ôtô và người tìm mua đất. Một số kiốt bất động sản cũng đã được dựng lên để phục vụ nhu cầu mua bán.
Trao đổi với PV, ông Ngô Hùng Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn cho biết: Sở dĩ đất nền ở khu vực này tăng cao là do một số nhà đầu tư bất động sản nắm bắt được thông tin có liên quan đến yếu tố hạ tầng, đó là dự án Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình vừa được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch chung với tổng diện tích là 1.984ha, thuộc địa phận 7 xã của hai huyện Gia Viễn và Nho Quan với tổng mức đầu tư khoảng 1 - 1,5 tỷ USD.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM: Doanh nghiệp kiệt quệ, tranh chấp triền miên vì bế tắc tiền sử dụng đất
Thực trạng trì trệ thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước là vấn đề nhức nhối dư luận thời gian qua. Không chỉ 1 - 3 năm, nhiều hồ sơ dự án bất động sản thậm chí bị treo hàng chục năm trời khiến doanh nghiệp kiệt quệ về tài chính. Đáng chú ý, không ít doanh nghiệp bị vướng mắc 2 - 3 dự án cùng lúc, điển hình như Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (thành viên của Tập đoàn Đầu tư LDG - LDG Group) hiện đang ách tắc cả 2 dự án gồm: Khu chung cư cao tầng đại lộ Võ Văn Kiệt (tên dự án là High Intela) và Khu chung cư cao tầng tại 69 An Dương Vương (West Intela) tại phường 16, quận 8, TP.HCM.
Mới đây, ông Nguyễn Minh Khang, Tổng Giám đốc LDG Group đã có những chia sẻ về câu chuyện này, cũng như bộc bạch nỗi khó khăn của doanh nghiệp khi bị ngâm hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan hành chính liên đới.
"Chúng tôi khẳng định cả 2 dự án đều không hề vướng đất công hay đất xen cài nào khác. Tất cả 2 dự án đều do công ty bỏ tiền ra mua đất sạch, thành lập dự án được phê duyệt và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cả 2 dự án được chấp thuận đầu tư từ năm 2015, thẩm định thiết kế cơ sở từ tháng 3/2017, cấp phép xây dựng phần ngầm từ tháng 8/2018. Trên cơ sở những pháp lý đó, chủ đầu tư đã tổ chức thi công phần ngầm và được Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra hiện trạng công trình từ tháng 5/2019.
Theo quy trình, sau khi xây dựng xong phần ngầm, chủ đầu tư xin phép Sở Xây dựng để xây dựng tiếp phần trên.
Song song với đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường thực hiện các thủ tục để Hội đồng thẩm định giá đất thành phố đánh giá, tính ra giá trị tiền sử dụng đất để doanh nghiệp nộp vào ngân sách thành phố. Nhưng 3 năm nay, Hội đồng thẩm định giá đất vẫn chưa đưa ra con số cụ thể về tiền sử dụng đất để doanh nghiệp đóng. Khi chúng tôi làm hồ sơ để xin Sở Xây dựng cấp phép xây dựng phần trên, Sở Xây dựng nói doanh nghiệp chưa đóng tiền sử dụng đất nên không cấp phép xây dựng tiếp được. Chúng tôi rất muốn đóng tiền sử dụng đất, để dự án được tiếp tục triển khai nhưng vẫn không được.
Chúng tôi đã có hàng chục văn bản gửi UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng một số cơ quan ban ngành… để “cầu cứu”... "
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tăng khung giá đất có làm tăng giá bất động sản?
au khi nhận được thông tin, phản ánh về việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và hiện tượng tăng giá bất động sản trong thời gian qua, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có thông tin chính thức.
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, theo báo cáo, công bố thông tin thị trường bất động sản năm 2020 và 02 tháng đầu năm 2021 thì giá bất động sản vẫn tăng; trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.
Nhiều ý kiến cho rằng các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá bất động sản đặc biệt là bất động sản nhà ở, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như cơ hội có chỗ ở cho người thu nhập thấp.
Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, đối với một dự án bất động sản thì chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án. Tuy nhiên, cơ cấu, tỷ trọng chi phí về đất trong giá thành bất động sản rất khác nhau đối với mỗi dự án. Bình quân, tại các khu vực đô thị tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 20-30% giá thành nhà liền kề thấp tầng; trên dưới 50% giá thành biệt thự (ở các khu vực ngoại thành, nông thôn với giá đất rất rẻ thì tỷ lệ này thấp hơn; ở các khu vực trung tâm đô thị với giá đất rất cao thì tiền sử dụng đất lại là chi phí chủ yếu trong giá thành).
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 về khung giá đất, UBND các tỉnh/thành phố đã xây dựng và có Quyết định ban hành bảng giá đất của địa phương áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024; các địa phương cũng đã có Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trong năm 2021 để áp dụng thực hiện. Theo đó, giá đất được các địa phương ban hành có mức tăng bình quân khoảng 15-20% so với bảng giá đất giai đoạn 5 năm trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trùm Sài Gòn mở rộng “kinh đô“ với dự án 65.000 tỷ đồng tại Quảng Ninh?
Trên thị trường bất động sản có một thực tế không thể phủ nhận là khi các doanh nghiệp cùng hợp tác phát triển những dự án xứng tầm sẽ đem lại lợi ích lớn cho địa phương cũng như nền kinh tế nói chung.
Tuy vậy, đã không ít lần, các chuyên gia cảnh báo sự phức tạp khi doanh nghiệp dùng kế sách để "lấy" dự án. Cụ thể là việc doanh nghiệp dùng danh ảo hoặc để công ty con có lý lịch sạch đứng ra nhận dự án khi tài chính công y mẹ suy yếu. Hoặc ngược lại, một nhóm doanh nghiệp trong một hệ sinh thái cùng sử dụng công ty nhánh để thực hiện một dòng chảy thao túng mới. Và khi doanh nghiệp nhận dự án không chính danh dễ phát sinh quan ngại về chất lượng dự án, bong bóng bất động sản, kéo theo sự đứt gãy hệ thống tài chính liên quan đến ngân hàng lõi.
Ở bài viết này, Reatimes sẽ đề cập đến một số nhóm nhà đầu tư lấy dự án, sang tay, góp vốn, thế chấp ngân hàng… tạo ra một vòng luẩn quẩn về tài chính. Nhưng sau cùng, lợi thế về quỹ đất và dự án phát triển vẫn thuộc về chủ đầu tư, bởi đây thường là những dự án mang tầm vóc lớn của tỉnh, giữ vai trò kinh tế trọng điểm tại địa phương.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất Đông Anh tăng giá chóng mặt với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Trong vai một nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực xã Xuân Canh, huyện Đông Anh - nơi dự kiến sẽ được định hướng xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, phóng viên được môi giới đưa đi thăm các khu đất nền sạch nằm ven sông Hồng, giấy tờ pháp lý đầy đủ.
Theo lời của môi giới, đất Đông Anh luôn được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực như quy hoạch lên quận, ăn theo dự án của nhiều chủ đầu tư nổi tiếng, thế nhưng đến thời điểm này, khi có thông tin quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, thanh khoản mới thực sự có, giá đất cũng vùn vụt tăng theo. Nếu như tuần trước ở các khu vực ven sông xã Xuân Canh giá chỉ dao động tầm 17-18 triệu đồng/m2 vì nằm trong hang cùng ngõ hẻm thì giờ đã lên đến 28 -30 triệu đồng/m2.
“Sáng nay em chốt với khách một miếng đất gần 200m2 giá 28 triệu đồng/m2, vừa chốt xong khách lại có người hỏi mua luôn 30-35 triệu/m2. Nếu chị trường vốn để từ giờ đến lúc công bố quy hoạch thì ít nhất cũng phải lên 50 triệu đồng/m2. Còn không thì lấy hôm trước, hôm sau em có khách được giá sẽ đứng ra bán cho chị, chênh nhau 5-8 triệu đồng/m2 có lời luôn, mình tìm kiếm cơ hội khác ”, Nguyễn Văn Minh, nhân viên sàn môi giới khu vực này quảng cáo.
Xem thông tin chi tiết tại đây