Aa

Bất động sản 24h: Đất phân lô, tách thửa ở Hà Nội phải tối thiểu 30m2

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 18/08/2022 - 09:43

Đất phân lô, tách thửa ở Hà Nội phải tối thiểu 30m2; Thị trường BĐS: Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người như thời gian qua... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Đất phân lô, tách thửa ở Hà Nội phải tối thiểu 30m2

UBND Hà Nội đề xuất các thửa đất đủ điều kiện tách phải có diện tích không nhỏ hơn 30m2 ở 4 quận nội thành và tối thiểu 40m2 ở thị xã Sơn Tây cùng 8 quận khác.

Tại dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn Hà Nội, UBND TP yêu cầu những thửa đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ không được nhỏ hơn 30m2 với khu vực các phường thuộc 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

Trường hợp chia tách thửa đất hình thành ngõ ở các phường thuộc 4 quận trên, chiều rộng mặt cắt ngang của ngõ phải từ 1m trở lên.

Với các phường thuộc thị xã Sơn Tây và 8 quận còn lại, diện tích các thửa đất không được nhỏ hơn 40m2. Đồng thời, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải đáp ứng điều kiện có đường vào, ngõ hình thành rộng trên 2m.

Đối với khu vực thuộc xã vùng trung du, miền núi, việc tách thửa hình thành ngõ phải có chiều rộng từ 4m trở lên và với vùng đồng bằng phải rộng 3m trở lên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển hệ thống đô thị ven biển: Lời giải cho mọi bài toán đường dài

Trong những năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam có sự phát triển vượt bậc nhờ vào sự tăng tốc của quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, những khu vực có vị trí chiến lược gần biển đang trở thành thỏi nam châm, thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển dự án đổ về. Trào lưu xây dựng condotel, resort của thời kỳ hưng thịnh về du lịch sẽ tiếp diễn và chưa có điểm dừng nếu như đại dịch Covid-19 không xuất hiện.

Khi nhìn vào các Nghị quyết, định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các địa phương ven biển, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra, phát triển du lịch đã trở thành trào lưu trong phát triển kinh tế biển và một lượng quỹ đất khổng lồ đã được chuyển đổi mục đích để phục vụ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, tiềm năng của biển cả không chỉ dừng lại ở du lịch, nghỉ dưỡng mà còn có thể khai thác ở nhiều loại hình khác như nhà ở, công nghiệp, năng lượng, vận tải...

Vấn đề quan trọng là làm sao để tạo lập các đô thị biển khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có, song vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia quá trình phát triển đô thị, hướng đến các giá trị bền vững về mặt môi trường, tự nhiên, xã hội.

Để có những góc nhìn cụ thể về vấn đề này và giải pháp hợp lý cho việc phát triển đô thị biển đường dài, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ThS. KTS. Tạ Thị Thu Hương - Chuyên gia Kinh tế, Quản lý xây dựng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TS. Cấn Văn Lực: Kỳ vọng sẽ "nới room" tín dụng vào đầu tháng 9

TS. Cấn Văn Lực kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước cân đối lại, tính toán nhiều chiều và có thể trong đầu tháng 9, chậm nhất là quý IV sẽ “nới room” tín dụng.

Trong khi những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 vẫn còn ám ảnh, thị trường bất động sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức mới đặt ra bởi những chính sách và định hướng lớn liên quan đến pháp luật đất đai, tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cũng như áp lực lạm phát và lãi suất ngân hàng. 

Tại "Diễn đàn Bất động sản 2022: Những vùng đất tiềm năng", các chuyên gia đều cho rằng thị trường bất động sản đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiiinGroup cho rằng, điểm đáng lo ngại hiện nay là vòng quay hàng tồn kho bất động sản rất lớn. "Vòng quay hàng tồn kho bất động sản đã tăng lên 1.500 ngày, tương đương với lượng hàng đang có trên thị trường hiện nay phải 4 năm mới hấp thụ hết. Con số này tương đương với thị trường Trung Quốc, cho thấy rủi ro đáng lo ngại", ông Thuân nói. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản logistics bùng nổ nhờ sự phát triển thương mại điện tử

Công nghiệp logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử. Điều này dẫn tới nhu cầu bất động sản logistics tăng mạnh.

Ngành hậu cần kho bãi của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể nhờ sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu Agility công bố năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia, Malaysia và Thái Lan, vượt lên Philippines, Myanmar và Campuchia.

Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và thu hút đầu tư bằng cách thành lập các khu công nghiệp và khu kinh tế. Nhờ vậy, bất chấp thách thức từ đại dịch, ngành này vẫn phát triển nhờ sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, sự bùng nổ thương mại điện tử, cũng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại những cơ hội lớn. 

Mặt khác, trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, ngày càng nhiều doanh nghiệp đi săn quỹ đất công nghiệp và bất động sản logistics nhằm phát triển dịch vụ logistics, kho bãi hiện đại và hiệu quả hơn, trong đó tập trung khai thác mảng giao hàng chặng cuối và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường BĐS: Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người như thời gian qua

Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều bất ổn khi giao dịch giảm mạnh, nguồn cung cạn kiệt, dòng tiền rời bỏ thị trường.

Trong thời điểm 2 năm dịch, giá bất động sản tăng rất cao, lan nhanh sang cả 3 tháng đầu năm 2022. Thời gian qua, miền Bắc ghi nhận một số địa phương có mức giá tăng 50%, như Ba Vì 52%, Hòa Bình 47% hay Bắc Giang 38%. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu bất ổn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định thị trường bất động sản đang có một số dấu hiệu đáng quan ngại. Nguồn cung nhà ở giảm liên tục từ năm 2018 đến nay. 

Nếu so sánh với năm 2017 là năm thị trường bất động sản TP.HCM có nguồn cung cao nhất với 42.991 căn nhà thì nguồn cung năm 2018 chỉ bằng 65,8%, năm 2019 chỉ bằng 53,6%, năm 2020 chỉ bằng 39,2%, năm 2021 chỉ bằng 33,6% so với năm 2017.

Tình trạng lệch pha cung cầu đi đôi với lệch pha phân khúc thị trường, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp kéo theo giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top