Đi qua một năm bất ổn, thị trường địa ốc đón loạt tin vui
Trong diễn đàn được tổ chức ở Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, 10 năm trước, thị trường bất động sản phải đối mặt với những khó khăn tương tự như thời điểm hiện nay. Đó là nợ xấu gia tăng, thanh khoản kém, thị trường gần như không có giao dịch do tồn kho nhiều, cơ cấu không phù hợp với thị trường. Hiện nguồn cung hạn chế, nhất là chưa có nhà ở phân khúc trung cấp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Ông Hà thẳng thắn chỉ rõ, những khó khăn của thị trường đã được nhận diện. Đó là các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về đất đai, tiền vốn, quy hoạch và thủ tục đầu tư xây dựng. Trong đó, “điểm nghẽn” về đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng, quy định định giá đất gây khó cho địa phương trong việc thực hiện trình tự, thủ tục định giá đất. Về nguồn vốn, dù ngân hàng đã được nới room tín dụng nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân như thế nào lại là câu hỏi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tồn kho bất động sản: Cách nào giải quyết?
Bước vào tháng cuối cùng của năm, bất chấp hàng loạt chính sách ưu đãi, chiết khấu khủng được các doanh nghiệp tung ra, song thanh khoản của thị trường bất động sản vẫn chưa thể sôi động trở lại, bài toán hàng tồn kho càng trở nên nan giải, tạo áp lực lớn lên các chủ đầu tư.
Một số môi giới tiết lộ, tháng cuối của năm thường là mùa cao điểm bán hàng do đó, các gói chiết khấu cao thường được các chủ đầu tư tung ra trong thời gian này nhằm nhanh chóng xả được số lượng “hàng tồn giá cao”. Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất tăng, tín dụng chưa rộng cửa, tâm lý tiêu dùng yếu nên các giao dịch cũng chưa thực sự sôi động.
Báo cáo mới nhất của DKRA Vietnam cho thấy, tháng vừa qua, có 56 căn biệt thự biển được tiêu thụ, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Thanh khoản thị trường yếu dần dù đang trong mùa cao điểm bán hàng cuối năm, các dự án mới đều giao dịch chậm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chính phủ vào cuộc quyết liệt, thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục
Như Reatimes đã thông tin, ngày 14/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện 1164/CĐ-TTg nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững.
Theo nội dung Công điện, Thủ tướng yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, chủ thể có liên quan chung sức, đồng tâm, hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, hiệu quả, đúng quy luật.
Những chỉ đạo kịp thời này giúp các ngành, địa phương tháo gỡ được những vướng mắc trong cấp phép các dự án bất động sản, tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp bất động sản phải nỗ lực tự cứu mình, giữ chữ tín với khách hàng, đối tác và đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở hướng đến nhu cầu thực của xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bước lùi hợp lý của doanh nghiệp địa ốc
Đã lên kế hoạch mở bán block căn hộ đầu tiên tại Khu đô thị Vạn Phúc trong tháng cuối năm 2022, nhưng mới đây, chủ đầu tư Vạn Phúc Group cho biết sẽ lùi sang năm 2023 do thị trường khó khăn, thay vào đó là tiếp tục tập trung hoàn thiện các hạng mục tiện ích, dịch vụ của dự án. Được biết, dự án căn hộ của Vạn Phúc thuộc dòng sản phẩm cao cấp, có giá bán dự kiến khoảng 100 triệu đồng/m2.
Tại An Gia Group, dù trong quý II và đầu quý III/2022, dự án The Gio Riverside tại tỉnh Bình Dương đã được một loạt sàn môi giới chạy quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để chuẩn bị cho thời điểm ra mắt chính thức vào quý IV/2022, nhưng đến nay, một số môi giới cho biết kế hoạch đã được chủ đầu tư dời sang năm sau.
Trước đó, Tập đoàn Đất Xanh đã dời kế hoạch mở bán các dự án Opal Cityview và DXH Parkview tại Bình Dương từ quý III/2022, Lux Star tại TP.HCM từ quý IV/2022 sang năm 2023 do thị trường bất động sản khó khăn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Nghệ An: Đón thời cơ để chuyển mình
Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 20/9/2022, tỉnh đã cấp mới cho 80 dự án, điều chỉnh 79 lượt dự án với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm gần 31.490 tỷ đồng. Nghệ An cũng lần đầu tiên lọt vào top 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước, đồng thời duy trì vị trí trong top 10 địa phương đứng đầu về thu hút khách du lịch với 5,92 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm nay.
Những con số này cho thấy, Nghệ An đang bước vào giai đoạn “chuyển mình” đầy mạnh mẽ. Trải qua một thời kỳ chập chững, phát triển ì ạch, khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường bất động sản Nghệ An bắt đầu khởi sắc, có những bước tiến rõ rệt. Nơi đây không còn là vùng đất nghèo miền Trung, Nghệ An của hiện tại đang “vươn mình” để lớn mạnh mỗi ngày. Những “ông lớn” bất động sản cũng vì vậy mà đổ bộ về đây nhằm triển khai loạt dự án đô thị quy mô lớn.
Vậy đâu là lực đẩy khiến Nghệ An “thay da đổi thịt”? Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản cả nước, liệu Nghệ An có còn đứng vững hay vẫn ít nhiều chịu “tổn thương”? Và giai đoạn tới, thị trường này sẽ diễn biến ra sao?