Hà Nội kiểm soát chặt tình trạng đầu cơ bất động sản
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế đô thị TP. Hà Nội", trong đó yêu cầu đảm bảo thị trường bất động sản phát triển cân đối, kiểm soát chặt tình trạng đầu cơ.
Đánh giá khái quát tình hình phát triển của các ngành nghề trên địa bàn TP. Hà Nội, đề án cho biết, trong lĩnh vực bất động sản, đến năm 2020, khu vực đô thị có 22.934 cơ sở kinh doanh bất động sản ngoài Nhà nước. Các cơ sở này tập trung nhiều ở các quận Cầu Giấy (3.600 cơ sở), Thanh Xuân (3.414), Nam Từ Liêm (2.417), Bắc Từ Liêm (2.750), Long Biên (2.680)… thu hút hàng nghìn lao động tham gia, với tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2020.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thận trọng với quy định Tổng Liên đoàn Lao động là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Trước nhu cầu cấp bách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để “an cư, lạc nghiệp”, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) mới đây đã có thêm quy định: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua”.
Tiếp tục ghi nhận ý kiến về quy định mới này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ách tắc dự án nhà ở hình thành trong tương lai là khó khăn chính của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng “bán mình”, bán tài sản của doanh nghiệp để lo trang trải chi phí, nhất là doanh nghiệp bất động sản trước những khó khăn chồng chất. Trong bối cảnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra, song dường như thị trường chưa cảm nhận được hiệu quả của các giải pháp này. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, các chính sách dành cho thị trường bất động sản đang mang tính chất động viên tinh thần là chính, khi mà những nút thắt chính trói buộc ngành này cũng như nền kinh tế vẫn chưa có sự thay đổi lớn.
Trong nhiều vấn đề ngành bất động sản đang đối mặt, thiếu vốn vẫn là vấn đề cấp bách. Trong một chương trình trên VTC Now mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, những khó khăn liên tục xuất hiện từ năm 2021, 2022 và ngày càng gia tăng trong năm 2023, nhất là doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp xây lắp: “Gắng sống đến bình minh”
Ghi nhận của PV cho thấy, nguồn việc tiếp tục là nỗi đau đầu lớn nhất đối với các nhà thầu khi “mùa đông nhà đất” chưa kết thúc, số lượng dự án bất động sản mới vẫn hết sức ít ỏi, bất chấp các nỗ lực gỡ vướng pháp lý của Chính phủ và các địa phương.
Hầu hết doanh nghiệp xây dựng đang phải sống bằng các hợp đồng cũ, với giá thấp và chịu chi phí nhiên - nguyên vật liệu tăng cao, khiến biên lợi nhuận gộp suy giảm mạnh. Trong số 3 doanh nghiệp đầu ngành xây lắp gồm Coteccons, Hòa Bình và Ricons, thì tăng trưởng biên lợi nhuận gộp gần như ở mức thấp 1 - 2% và thậm chí ở con số -17% ở Hòa Bình. Trong khi đó, Hưng Thịnh Incons hay Đua Fat cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua ở mức thua lỗ nhẹ, còn Phục Hưng Holdings, CC1, Licogi 18, Cotana… đều chịu cảnh suy giảm rất mạnh so với cùng kỳ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thanh tra chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại Công ty Nhà Cà Mau
Thông tin này được Thanh tra tỉnh Cà Mau chỉ rõ tại thông báo kết luận thanh tra số 15/TB-TT về việc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Nhà Cà Mau.
Nội dung thanh tra về dự án Khu Tiểu thủ công nghiệp An Xuyên (Khu B) phường Tân xuyên, thành phố Cà Mau: thanh tra việc ký hợp đồng về điều khoản thanh toán lần đầu 12%-23% và được kéo dài 2 năm không đúng với thông báo giá chuyển quyền sử dụng đất năm 2017 và năm 2021 (khách hàng phải thanh toán trước 40% giá trị hợp đồng); việc hoán đối đất đã tăng diện tích 42m² cho bà Hứa Thanh Thùy nhưng không áp dụng giá thời điểm giao thêm đất mà sử dụng giá cũ; giá bán bất động sản từ năm 2018 đến năm 2021 không thay đổi, không biến động theo giá thị trường.