Aa

Bất động sản 24h: Dự án căn hộ giá rẻ dưới 1 tỷ "đánh bay" khu nhà giàu

Thứ Tư, 08/03/2017 - 14:01

Để hốt bạc từ đầu tư BĐS: Đến sớm, đến muộn không bằng đến đúng lúc; BĐS TP. HCM: Cuộc đua giành thị phần; 8/30 quy định pháp luật được bình chọn tốt nhất thuộc lĩnh vực BĐS: "Tạo dựng niềm tin cho thị trường"; Dự án căn hộ giá rẻ dưới 1 tỷ "đánh bay" khu nhà giàu;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

BĐS TP. HCM: Cuộc đua giành thị phần

Tháng 3 trong năm luôn được coi là tháng quyết định với nhiều doanh nghiệp địa ốc, đặc biệt là những đơn vị đang có dự án chuẩn bị ra mắt thị trường. Các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hình thức truyền thông dự án để tạo độ phủ và tiếp cận khách hàng bằng mọi cách.

“Trước đây, doanh nghiệp thường lấy sim điện thoại rác nhắn tin giới thiệu dự án cho khách hàng, nhưng trước chính sách quản lý sim rác của Bộ Thông tin và Truyền thông hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm kênh truyền thông khác để giới thiệu tới khách hàng”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM nói.

Thị trường bất động sản TP.HCM đã chính thức bước vào cuộc đua giành giật thị phần ngay trong những tháng đầu năm 2017. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Thị trường bất động sản TP.HCM đã chính thức bước vào cuộc đua giành giật thị phần ngay trong những tháng đầu năm 2017. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Cách tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp địa ốc, đặc biệt là doanh nghiệp lớn hiện nay khá bài bản. Đơn cử như CTCP Bất động sản Cát Tường - Đức Hòa, để tiếp cận khách hàng chuẩn bị cho đợt mở bán thứ 6, Dự án Cát Tường - Phú Sinh tại khu Tây Bắc TP. HCM, ngoài chạy truyền thông trên báo chí, băng zôn tại các tuyến đường trong khu vực, đơn vị này còn chạy trên các trang mạng xã hội như Face book, Zalo, Youtube… Đây được coi là phương thức tiếp cận khách hàng tốt nhất, thay cho việc nhắn tin quảng cáo trên điện thoại như trước.

Cuộc chiến giành thị phần còn trở nên căng thẳng trong những tháng đầu năm 2017, khi có rất nhiều dự án cùng phân khúc nhà ở tầm trung thông báo mở bán với giá 1,2 - 2 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Để hốt bạc từ đầu tư BĐS: Đến sớm, đến muộn không bằng đến đúng lúc

Cách đây trên 15 năm, Hà Nội bắt đầu có những khu chung cư đầu tiên và điển hình nhất là khu Trung Hòa - Nhân Chính ở bên kia sông Tô Lịch có giá rất rẻ và rất “nhà quê”.  Nhưng, những người kiếm được nhiều tiền nhất thời đó là những người biết “ôm” khu này trước đó.

Và rồi, có những người thấy vậy đến mua, tạo ra một đợt sốt dài và mua lên tận Hòa Lạc (tỉnh Hà Tây cũ) và Hòa Bình. Nên nhớ rằng, khi đó Hà Nội chỉ có vài ba triệu dân. Năm 2008, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, tiếp tục tạo ra một đợt sốt đất khu vực phía Tây.

Mặc dù Hà Nội đã được mở rộng, thêm mấy triệu người, nhưng đến bây giờ giá đất tại các khu xa đó vẫn giậm chân tại chỗ như ngày xưa. Phải chăng các bạn đã đến sớm quá?

Xem chi tiết tại đây.

8/30 quy định pháp luật được bình chọn tốt nhất thuộc lĩnh vực BĐS: "Tạo dựng niềm tin cho thị trường"

Đó là nhận định của ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam xoay quanh kết quả có đến 8/30 quy định pháp luật do doanh nghiệp bình chọn tốt nhất thuộc về lĩnh vực BĐS được Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) công bố mới đây.

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, đây là một tỷ lệ bình chọn khá cao. Bởi ngoài lĩnh vực BĐS, phạm vi bình chọn còn rất rộng với nhiều lĩnh vực khác trên thị trường. Thế nhưng, riêng về lĩnh vực BĐS đã có 8 quy định được bình chọn tốt nhất (chiếm tới hơn 26%). Rõ ràng, thị trường BĐS trước đây tiềm ẩn rất nhiều bất cập và việc Nhà nước đưa ra những quy định nhằm khắc phục những bất cập đó một cách hiệu quả, kịp thời cho thấy những quy định này đã được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội công nhận.

Ông Nguyễn Ngọc Thành cho rằng, kết quả bình chọn của đại diện các doanh nghiệp mang nhiều ý nghĩa tích cực, phản ánh được sự vào cuộc quyết liệt, sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước nhất là Bộ Xây dựng trong việc tạo điều kiện, cơ chế thông thoáng cho thị trường BĐS Việt Nam phát triển, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh vực này.

“Có thể nói, đây chính là kết quả của quá trình cải cách pháp luật, hướng tới mục tiêu tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn, là kết quả đáng trân trọng, ghi nhận. Bộ Xây dựng đã rất nỗ lực trong cải cách thể chế, đánh giá đúng thực trạng, đưa ra được những quy định có tính thực tiễn cao, phù hợp với đòi hỏi của nhu cầu thực tế, thể hiện sự cương quyết của Nhà nước trong việc loại bỏ những rào cản gây “nghẽn” cho thị trường BĐS”, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định.

Xem chi tiết tại đây.

9 giải pháp phát triển thị trường BĐS giai đoạn 2017 – 2020

HoREA mới đây có đề xuất 9 giải pháp được cho là “gỡ vướng” và tạo đà cho thị trường BĐS giai đoạn 2017 – 2020 phát triển.

HoREA mới đây có đề xuất 9 giải pháp được cho là “gỡ vướng” và tạo đà cho thị trường BĐS giai đoạn 2017 – 2020 phát triển.

Mới đây, Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) đã nghiên cứu Đề án phát triển thị trường BĐS TP. HCM giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, đơn vị này có đề xuất 9 giải pháp được cho là “gỡ vướng” và tạo đà cho thị trường BĐS phát triển trong giai đoạn 2017 – 2020.

HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu...). Trước hết đề nghị Quốc hội thông qua dự thảo "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về đầu tư, kinh doanh" nhằm điều chỉnh hiệu quả nền kinh tế và thị trường BĐS, tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng hơn; ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu; xây dựng, phát triển thị trường BĐS minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Tiếp theo là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông, đơn giản, minh bạch, thông thoáng, nhanh chóng.

Xem chi tiết tại đây.

Mắc kẹt vì những lời hứa hão, Đà Nẵng siết mua bán nhà đất

Giữa tháng 2/2017, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án không được phép tổ chức chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, căn hộ dưới mọi hình thức cho người dân khi dự án chưa đầy đủ thủ tục pháp lý về quy hoạch, đất đai, nhà ở nhằm chấn chỉnh việc giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, căn hộ trên địa bàn thành phố.

Nguyên nhân là trong thời gian qua có một số dự án trên địa bàn thành phố, các chủ đầu tư, chủ sử dụng đất đã và đang thực hiện việc tự ý giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở, căn hộ cho các tổ chức và người dân khi chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý về quy hoạch, đất đai, nhà ở…

Dự án Viễn Đông Meridian Tower 48 tầng, có tổng vốn hơn 180 triệu USD do Công ty CP Địa ốc Viễn Đông làm chủ đầu tư đến hiện giờ cũng chỉ là bãi đất trống.

Dự án Viễn Đông Meridian Tower 48 tầng, có tổng vốn hơn 180 triệu USD do Công ty CP Địa ốc Viễn Đông làm chủ đầu tư đến hiện giờ cũng chỉ là bãi đất trống.

Cùng với đó, nhiều dự án chỉ dựa trên sơ đồ ranh giới sử dụng đất dự kiến, quy hoạch dự kiến chưa được UBND Thành phố phê duyệt đã tổ chức thực hiện việc giao dịch chuyển quyền sử dụng đất. Đặc biệt, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, căn hộ khi chưa đủ các điều kiện về pháp lý là không đảm bảo các quy định về pháp luật, dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về sau.

Do đó, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị các tổ chức, người dân khi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, căn hộ từ các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các yêu cầu về pháp lý của dự án trước khi nhận chuyển quyền và các hình thức khác liên quan đến nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, căn hộ để tránh xảy ra các thiệt thòi và tranh chấp, khiếu nại về sau.

Xem chi tiết tại đây.

Ẩn số khó lường về tồn kho BĐS

Theo số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 20/2, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 29.573 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 98.975 tỷ đồng, tương đương giảm 76,99%.

Tại Hà Nội, tính đến ngày 20/2, tổng số tồn kho trên địa bàn còn khoảng 5.538 tỷ đồng, so với tháng 12/2015 giảm 1.208 tỷ đồng, giảm 17,91%; so với tháng 12/2016 giảm 52 tỷ đồng, giảm 0,93%; so với 20/1/2017 giảm 27 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng giá trị tồn kho tại TP.HCM được xác định còn khoảng 5.518 tỷ đồng. So với tháng 12/2016 lượng tồn kho trên đã giảm 283 tỷ đồng, giảm 4,88%; so với ngày 20/1/2017 giảm 105 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tổng cộng, Hà Nội và Sài Gòn chỉ tồn kho hơn 11.000 tỷ, con số rất khiêm tốn nếu so với những dự án phức hợp tỷ USD đang triển khai trên địa bàn TP.HCM.

Theo ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân, Chủ tịch HĐQT Phu Vinh Investment, con số 11.000 tỷ đồng không phải là con số lớn. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là căn cứ để tính, phương pháp tính số liệu tồn kho là gì, và định nghĩa như thế nào về sản phẩm tồn kho.Ví dụ như tồn kho là thành phẩm bán chưa được hay là hàng đang trong quá trình xây dựng. Cách hiểu giữa người đọc hàng tồn kho và phương pháp tính số liệu của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS có thể có độ chênh nên sẽ không chính xác.

“Con số tồn kho BĐS hiện tại giảm vì thị trường đang tốt, nhiều dự án đang triển khai lại. Giá đất bây giờ cao gấp đôi so với thời điểm năm 2007, 2008 lúc thị trường đang khủng hoảng. Giá căn hộ cũng đã đạt được mức độ 80 - 90% so với thời điểm đó. Do đó, khi giá trị BĐS tăng lên thì việc giải phóng hàng tồn kho sẽ rục rịch trở lại”- ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Việt An Hòa, nhận định.

Xem chi tiết tại đây.

Dự án căn hộ giá rẻ dưới 1 tỷ "đánh bay" khu nhà giàu

Giai đoạn nửa cuối năm 2016 đến nay, thị trường địa ốc TP. HCM ghi nhận sự nhập cuộc của hàng loạt dự án BĐS thuộc phân khúc trung bình và giá rẻ. Tình trạng “cháy hàng” đã xuất hiện ở một số dự án có vị trí tốt và giá cả phải chăng, điều này cho thấy nhiều chủ đầu tư đã biết chú trọng đến nhu cầu ở thực của khách hàng.

Trước đây, cửa ngõ phía Đông thành phố được mệnh danh là “khu nhà giàu” khi hàng loạt dự án BĐS cao cấp án ngữ thì nay đã phải nhường thị phần cho nhà giá rẻ. Hai dự án “nóng sốt” có giá mềm tại khu vực này là Moonlight Residences, Q.Thủ Đức của Địa ốc Hưng Thịnh và  Him Lam Phú An, Q.9 do Him Lam Land làm chủ đầu tư.

Phân khúc căn hộ giá trung bình và rẻ đang chiếm lĩnh thị trường.

Phân khúc căn hộ giá trung bình và rẻ đang chiếm lĩnh thị trường.

Trong khi Moonlight Residences có giá bán từ 1,2 tỷ đồng/căn “cháy hàng” sau vài tháng ra mắt thì Him Lam Phú An có giá nhỉnh hơn, từ 1,5 tỷ đồng/căn, cũng tăng giá 5% sau lễ công bố. Sự cạnh tranh căn hộ giá rẻ ở khu Đông sẽ trở nên gây gắt hơn khi Vingroup lên kế hoạch đầu tư khu đô thị VinCity với giá từ 800 triệu đồng/căn tại đây.

Theo các chuyên gia, sự hứng khởi của thị trường địa ốc TP. HCM trong thời gian qua xoay từ Đông sang Tây có sự trợ giúp không nhỏ của việc hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Nếu như khu Đông trước đây từng “nóng” bởi hàng loạt dự án giao thông kết nối các tỉnh Đông Nam bộ như cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây,  tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, đại lộ Phạm Văn Đồng… thì phía Tây hiện nay cũng đón chờ cú hích từ hạ tầng.

Ông Trần Lê Thanh Hiển – TGĐ DKRV cho rằng, khu Tây được nhà đầu tư chú ý đến trước tiên bởi quỹ đất còn nhiều, tiếp đó là hạ tầng giao thông quy hoạch trong tương lai khá tốt. Cụ thể, các công trình giao thông sắp được xây dựng như hầm chui nút giao An Sương, tuyến metro số 2, dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, xây mới cầu qua sông Vàm Thuật...

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top