Du lịch sức khoẻ: Mỏ vàng kích hoạt
Sau cơn bão COVID-19 đi qua, chúng ta mới nhận ra rằng: Sức khoẻ và gia đình có ý nghĩa rất quan trọng hơn cả tiền bạc.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…
UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Covid-19 được giải quyết triệt để, nhu cầu quan tâm sức khoẻ của người dân sẽ được nâng cao. Trong đó, nhu cầu du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng và đón đầu, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách sẽ tạo khác biệt trên thị trường.
Nhà đầu tư rồi sẽ quên Covid-19, thị trường vẫn tiếp tục chu kỳ phát triển
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), do ảnh hưởng của thủ tục hành chính năm 2019 tác động vào năm 2020 lại thêm bởi dịch Covid-19, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở, hoạt động xây dựng và cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp bị giải thể.
Đặc biệt, khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua nhà ở giảm sút mạnh trong khi áp lực thu hồi vốn đầu tư, lãi vay ngân hàng ngày càng lớn. Các công ty, sàn giao dịch bất động sản giảm sút từ 60 - 70%, nhiều sàn giao dịch phải ngừng hoạt động.
Đối với các bất động sản du lịch, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này giảm sút dự kiến lên đến gần 90%, phần lớn các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh bất động sản trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê… bị đình trệ, gián đoạn. Hầu hết các cơ sở cho thuê văn phòng, thương mại phải giảm giá từ 30 - 50% tiền thuê trong thời gian chống dịch Covid-19.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CenGroup cho hay, trong mùa dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, vấn đề quan trong là doanh nghiệp phản ứng như thế nào cũng như làm sao để duy trì được hoạt động của mình. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương án khác nhau, có doanh nghiệp “ngủ đông”, có doanh nghiệp gồng mình lên để chịu đựng hoặc chịu sức nén để bật dậy khi dịch đi qua. Phương án nào cũng cho thấy động lực để mỗi doanh nghiệp, doanh nhân bền bỉ hơn, vững chắc hơn và kiên cường hơn bao giờ hết.
Cũng theo ông Hưng, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có những sản phẩm bất động sản dừng giao dịch nhưng vẫn có sản phẩm duy trì giao dịch như sản phẩm nhà ở thu nhập thấp, nhà ở chung cư giao dịch có thấp hơn trước đây, sản phẩm biệt thư liền kề vẫn giao dịch bình thường. Vì ở những sản phẩm này, những nhà đầu tư có tầm nhìn rộng họ vẫn tranh thủ cơ hội khuyến mại giảm giá trong mùa dịch hoặc họ nhận thấy ý nghĩa của việc phải có một môi trường sống tốt, đảm bảo sức khoẻ.
"Ngành khách sạn Việt Nam - minh chứng điển hình về khả năng phục hồi sau dịch"
Du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và được dự đoán sẽ cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn. Tất cả các lĩnh vực trong ngành đều bị ảnh hưởng, từ các chuỗi nhà hàng, khách sạn quốc tế, dịch vụ hàng không cho đến các nhà hàng và cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nước phương Tây hiện vẫn đang áp dụng lệnh phong tỏa với hy vọng có thể sớm mở cửa trở lại vào tháng 5 tới.
Nhờ có các biện pháp ứng phó nhanh chóng và kịp thời, Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt hơn một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, việc cho phép mở lại một phần hoạt động kinh doanh của các nhà hàng và khách sạn trong những ngày gần đây được xem là sự khởi đầu thuận lợi cho quá trình hồi phục tại thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay vẫn có tốc độ phục hồi khá chậm, các chủ khách sạn vẫn chưa thể định hình được tình hình hoạt động trong thời gian tới và bao lâu thì nguồn cầu mới quay trở lại mức trước đại dịch. Trong giai đoạn này, phần lớn các nhà hàng và khách sạn đều áp dụng chiến lược tạm ngưng một phần hoặc hoàn toàn hoạt động kinh doanh để cắt giảm chi phí, chỉ giữ lại các nhân sự chủ chốt cũng như chuẩn bị kế hoạch đi vào hoạt động trở lại.
Biệt thự nghỉ dưỡng có thực sự hấp dẫn để đầu tư?
Biệt thự nghỉ dưỡng đang là xu hướng đầu tư được quan tâm lớn trên thị trường bất động sản Việt Nam. Nhà đầu tư cần hiểu rõ loại hình này để nắm trong tay những thương vụ hiệu quả và an toàn.
Trong những năm trở lại đây, biệt thự nghỉ dưỡng được hình thành trong các khu du lịch đang là xu hướng đầu tư được nhiều người quan tâm.
Biệt thự nghỉ dưỡng là gì? Biệt thự nghỉ dưỡng được hiểu là loại hình bất động sản với những phòng khách sạn, căn hộ, biệt thự,… được xây dựng tại các khu du lịch nghỉ dưỡng sau đó được bán lại để vận hành kinh doanh.
Trong các căn biệt thự này thường được thiết kế xây dựng đầy đủ các tiện ích phục vụ toàn diện cho cuộc sống con người. Biệt thự nghỉ dưỡng thường được sử dụng phục vụ cho khách du lịch hay cho những chuyến nghỉ mát dài ngày của đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp và tổ chức.
Tầng lớp khách hàng thượng lưu luôn hướng tới các căn biệt thự nghỉ dưỡng. Biệt thự nghỉ dưỡng đang dần đưa cuộc sống chất lượng hoàn hảo đến với các chuyến du lịch nghỉ dưỡng.
Biệt thự nghỉ dưỡng sẽ giúp khách hàng được tận hưởng cuộc sống trọn vẹn với không gian sống thiết kế đẳng cấp, đồ nội thất sang trọng cùng các dịch vụ tiện ích, vui chơi giải trí chất lượng cao.
Doanh nghiệp địa ốc TP.HCM rục rịch bung hàng
Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện DKRA Vietnam cho biết, sau thời điểm dịch doanh nghiệp sẽ tăng tốc, đẩy mạnh công tác bán hàng với khoảng 6.000 sản phẩm được bung ra thị trường trong giai đoạn tới.
Theo ghi nhận, đất nền có sổ, căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là các phân khúc được người mua quan tâm trước, trong và sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây vốn là loại hình BĐS được ưa chuộng từ trước đến nay.
Với những dự án pháp lý hoàn chỉnh, mức giá tốt so với thị trường, khu vực thì mức độ quan tâm của người mua khá lớn. Mặc dù ngay ở thời điểm này có thể chỉ là “khúc dạo đầu” sau dịch, nhưng thực tế nhu cầu hiện hữu trên thị trường vẫn còn rất lớn, cho nên kì vọng giao dịch sẽ tăng trưởng rõ nét hơn ở thời điểm cuối năm.
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm có ưu thế nhằm đáp ứng người mua ở thức. Chẳng hạn như, chủ dự án KDC Centerhome Riverside tại P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM tung ra đất nền diện tích 64m2 đến 130m2 với giá từ 4,8 tỉ/nền (đã có sổ đỏ và xây dựng theo nhu cầu của người mua);
Không thể phủ nhận, BĐS vẫn được xem là kênh tích trữ an toàn trong bối cảnh thị trường biến động. Lý do là sức cầu trên thị trường vẫn còn rất lớn. Theo tiết lộ của một đơn vị địa ốc, dù dự án chưa chính thức cho nhận giữ chỗ nhưng số lượng người mua dự án trước đó đã liên tục liên hệ để được giữ chỗ dự án. Trong đó, nhiều NĐT cá nhân đã tính đón đầu thị trường sau dịch đã liên hệ các doanh nghiệp để tìm mua BĐS.
Như vậy để thấy, sức mua trên thị trường vẫn còn khá lớn, quan trọng là phân khúc nào đáp ứng đúng nhu cầu ở thực của người mua sẽ thắng thế ở thời điểm này.