Gấp rút thay thế chung cư cũ
Hàng loạt giải pháp đối với chung cư cũ ở TP.HCM được chỉ ra và các địa phương, đơn vị liên quan đang ráo riết triển khai.
Từ năm 2016 tới nay, 16 chung cư cấp D (nguy hiểm, hư hỏng nặng) nằm rải rác trong nhiều quận của TP.HCM đã được cơ quan chức năng nhận biết, tính toán nhằm có lời giải tối ưu trong việc di dời người dân đến nơi ở mới, xây dựng lại chung cư và bố trí tái định cư. Dù vậy, đến nay thành phố chưa xây dựng được chung cư mới nào thay thế chung cư cũ.
Để tạo đột phá, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phối hợp, kết nối giữa các đơn vị để giải quyết hồ sơ chung cư cũ. Ông cũng chỉ đạo bằng hàng loạt giải pháp cụ thể, sát sườn với tình hình từng chung cư.
Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Vũ Nguyễn Quang Vinh cho hay trên địa bàn quận 1 có 3 chung cư cấp D và quận mong chỉ đạo của UBND thành phố sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng mới chung cư cũ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mùa đi săn bất động sản "bán tháo" được khởi động?
Thị trường bất động sản gần như rơi vào đóng băng, thanh khoản liên tục sụt giảm. Theo đó, không ít nhà đầu tư chật vật tìm cách bán đất để lấy tiền tất toán dịp cuối năm, đây được cho là cơ hội tốt của những người có tiềm lực săn hàng giá rẻ.
Cuối năm được cho là “mùa gặt” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, năm nay, thị trường đang có những diễn biến “lạ” khi càng về cuối năm, giao dịch càng sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do chính sách tiền tệ đã có sự thay đổi từ giai đoạn đầu năm, tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu bị thắt chặt. Bên cạnh đó, lãi suất vay ngân hàng gần đây vẫn liên tục tăng.
Theo đó, không ít nhà đầu tư đang ôm bất động sản rơi vào cảnh như “ngồi trên đống lửa”. Mua 2 căn liền kề ở phía Tây Hà Nội với giá 20 tỷ đồng vào đầu năm 2022, anh Nguyễn Thắng, chủ nhân của các căn nhà tưởng rằng sẽ “vớ bẫm” khi sang tay. Bởi, tiềm năng của dòng sản phẩm này trong những năm qua luôn cao.
Tuy nhiên, niềm hy vọng chưa kéo dài được lâu thì đột ngột bị dập tắt khi thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng. Đến nay, 2 căn liền kề đang được anh Thắng rao bán với mức cắt lỗ 20% so với thời điểm mua, nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chính sách điều hành đang tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, giới chuyên gia và những nhà đầu tư lâu năm đều đặt niềm tin vào sự phục hồi của thị trường vào năm 2023.
Thị trường bất động sản bắt đầu suy giảm mức độ quan tâm và lượng giao dịch từ quý II/2022. Cho đến quý III vừa qua, thị trường chứng kiến tình trạng kẹt thanh khoản, gặp khó khăn về giao dịch.
Cụ thể, một khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, nhu cầu mua bất động sản tại Hải Phòng giảm 19%, Đà Nẵng giảm 12%, Cần Thơ giảm 14%, Hà Nội giảm 1% so với quý II/2022 trước đó.
Nhu cầu tìm mua các loại hình bất động sản đều giảm mạnh trong tháng 9, lượt tìm kiếm đất nền cả nước giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25% và biệt thự liền kề giảm 12% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Ngoài ra, nhu cầu tìm mua bất động sản thấp tầng ở các tỉnh khu vực phía Nam được các đơn vị nghiên cứu thị trường ghi nhận có sự sụt giảm mạnh, từ 19% đến 33%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều nhà đầu tư "tay ngang" vẫn ôm "bom" đất làng quê
Muốn bán miếng đất hơn 600 triệu đồng từ khá lâu, đến nay anh C, ngụ huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vẫn chưa thể giao dịch vì hoạt động mua bán tắt hẳn từ giữa năm 2021 đến nay.
Được biết, mảnh đất này, anh C mua với giá 520 triệu đồng từ tháng 3/2021. Thời điểm này, đất đai tại Thanh Hoá đang nóng sốt. Mua vào giai đoạn đỉnh nhưng sau đó 2 tháng đất hạ nhiệt nhanh chóng khiến anh chưa kịp thoát hàng. Rao bán nhiều lần nhưng anh C vẫn chưa chốt được giao dịch. Dù vậy, nhà đầu tư "tay ngang" này vẫn không bán lỗ.
"Do dòng tiền bỏ vào không quá lớn nên vẫn cố giữ được. Thực tế, nếu có bán lỗ vốn thì cũng khó kiếm được người mua ở giai đoạn này. Hoạt động mua bán đất đai gần như tắt hẳn từ giữa năm 2021 đến nay", anh C cho hay.
Tương tự, gia đình chị H, cũng ngụ tại Thanh Hoá hiện đang giữ 2 lô đất đầu tư, trong đó có một mảnh sử dụng vốn vay ngân hàng. Dù nhiều lần muốn bán ra nhưng không tìm được người mua.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Khát" nhà phố trung tâm Quy Nhơn, giới đầu tư tìm đến thành phố bán đảo
Trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung là mục tiêu mà Chính phủ đã xây dựng cho TP. Quy Nhơn đến năm 2025.
Với đường bờ biển dài, cảng biển lớn cùng hạ tầng đô thị tốt, Quy Nhơn được định vị là một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Thành phố cũng đảm nhiệm vai trò đô thị động lực tiểu vùng Trung Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng kết nối Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với biển Đông.
Ngành công nghiệp cảng biển tại đây cũng đang tăng tốc khi nằm trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, địa thế nước sâu tự nhiên cùng vị trí cửa ngõ khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng quốc tế Quy Nhơn tăng trưởng gần 12%/năm, riêng năm 2020 tăng trưởng trên 21%, theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC).