Giá bất động sản tăng do thiếu nguồn cung
Từ đầu quý III/2021 đến nay, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam. Đặc biệt trong quý III, do phải thực hiện giãn cách toàn xã hội nên tất cả các hoạt động đầu tư, xây dựng, giao dịch - bán hàng bị đình trệ, kinh tế tăng trưởng âm.
Không những vậy, việc buộc phải thực hiện cách ly toàn xã hội đã làm tắc nghẽn sự lưu thông chuỗi giá trị hàng hóa, khiến giá vật liệu xây dựng tăng cao gây ra thách thức không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Nhiều dự án không thể thực hiện theo đúng tiến độ, đặc biệt một số còn phải tạm dừng triển khai thi công. Cùng với khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Rộng cửa đón FDI vào bất động sản du lịch
Do nhu cầu vốn của các địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nhiều dự án FDI chưa được lựa chọn kỹ đã được cấp phép đầu tư (trong giai đoạn sau này còn có những dự án được cấp phép vào các vùng nhạy cảm về an ninh, quốc phòng), đặc biệt trong giai đoạn các năm 2001 - 2010. Giai đoạn này đã có sự “bùng nổ” của các dự án du lịch, nghỉ dưỡng FDI quy mô lớn từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD nhưng phần lớn lại là các dự án “treo”.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò và đóng góp của FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Đây là nguồn vốn có mặt sớm nhất tại Việt Nam ngay sau khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1987.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản sẵn sàng chạy đà sau thời gian ngưng trệ
Kết thúc quý III, các doanh nghiệp địa ốc lần lượt thông báo kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng tốt, nhiều đơn vị ghi nhận lợi nhuận đột biến, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước, bất chấp trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo đó Vinhomes có mức lợi nhuận ròng trong quý cao thứ 2 trong lịch sử doanh nghiệp, với 11.195 tỷ đồng thu về, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi kỷ lục 11.500 tỷ đồng vào quý IV/2020.
Tập đoàn Novaland, “ông lớn” dẫn dắt thị trường địa ốc miền Nam và miền Trung, cũng ghi nhận doanh thu hợp nhất quý III đạt gần 10.362 tỷ đồng, tăng gần 159% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.282 tỷ đồng, tăng 230% so với cùng kỳ năm ngoái…
Việc vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm trong quý III có thể xem là điểm lợi thế của các doanh nghiệp khi thị trường bất động sản có thể giằng co trong cuối năm.
Bên cạnh đó, những tín hiệu khả quan trên thị trường cũng cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư bất động sản đang dần quay trở lại. Để thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bất động sản đang hoạch định chiến lược kinh doanh thời kỳ sau đại dịch Covid-19. Theo đó, các kế hoạch huy động vốn và thực hiện dự án mới đồng loạt diễn ra chỉ trong mấy tuần nay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nỗi lo pha loãng đang "đe doạ" nhóm cổ phiếu bất động sản
Trước những diễn biến "khó nhằn" từ dòng vốn, việc phải tìm ra "lối đi riêng" là nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp bất động sản lúc này. Bởi lẽ, theo ông Phan Lê Thành Long - chuyên gia tài chính, điều quan trọng nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, là phải đảm bảo được thanh khoản, nếu rơi vào tình trạng kiệt quệ thì ngay cả khi có doanh thu, lợi nhuận thì cũng bằng không.
Lấy ví dụ trường hợp của Evergrande của Trung Quốc, ông Long cho biết, doanh nghiệp này gần như không có tiền trả nợ dù vẫn tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang trong tình trạng tương tự, lợi nhuận có thể ghi nhận bằng cách góp vốn vào dự án công ty sân nhà nhưng gần như không thu tiền.
Do vậy, để giải được cơn "khát vốn" lúc này, phương án phát hành cổ phiếu sẽ được nhiều doanh nghiệp tận dụng triệt để, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang "lên như diều gặp gió" và nhóm cổ phiếu bất động sản đang hấp dẫn được dòng tiền.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá quá thấp khu “đất kim cương” ở Thủ Đức?
Dự án King Crown Infinity do Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Gia Khang làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Đầu tư Sài Gòn Thái Dương là đơn vị thẩm định giá đất.
Ngày 13/1/2020, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng ký văn bản số 284/STNMT-KTĐ, trình phương án giá đất lên Hội đồng thẩm định giá thành phố, đối với khu đất 218 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, để Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Gia Khang thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Theo phương án này, khu đất 218 Võ Văn Ngân có giá trị quyền sử dụng đất gần 546 tỷ đồng. Trong đó, giá đất ở gần 53,7 triệu đồng/m2 và giá đất toàn khuôn viên là trên 43 triệu đồng/m2. Mức giá này được tính toán dựa trên cơ sở giá bán căn hộ chung cư mà Công ty Thẩm định giá đề xuất là 33 triệu/m2.
Được biết, khu đất 218 Võ Văn Ngân tọa lạc đối diện Vincom Thủ Đức, đây là khu “đất kim cương” có vị trí đắc địa bậc nhất khu vực. Giá đất mặt tiền khu vực này giao dịch ở mức trên dưới 200 triệu/m2. Hiện giá căn hộ tại dự án King Crown Infinity giao dịch khoảng 90 triệu/m2, gần gấp 3 lần mức đề xuất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cho là hợp lý và trình lên Hội đồng thẩm định giá thành phố phê duyệt.