Aa

Bất động sản 24h: Vì sao nhà đầu tư khó “lướt sóng“ bất động sản lúc này?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 03/12/2021 - 10:30

Vì sao nhà đầu tư khó "lướt sóng" bất động sản lúc này?; Mắc điểm yếu chí cốt này mà đầu tư bất động sản chỉ có “trồng cây cho người khác hái quả”... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Vì sao nhà đầu tư khó "lướt sóng" bất động sản lúc này?

Những cơn sóng bất ngờ của năm 2020 tại các thị trường địa phương khiến nhà đầu tư dễ dàng kiếm hàng trăm triệu chỉ sau vài ngày. Nhưng đến năm 2021, khả năng kiếm lời nhờ pha lướt sóng đã không còn dễ dàng như trước.

"2020, lướt sóng kiếm tiền còn dễ. Năm 2021, nhất là hiện tại và sang năm, lướt sóng chắc chắn chỉ có gãy sóng", đó là nhận định của chị H.N.T. (một nhà đầu tư đến khu vực Hà Đông, Hà Nội). Năm 2020, thị trường bất động sản xảy ra sốt đất cục bộ ngay thời điểm dịch bệnh được kiểm soát. Tâm lý đầu tư như lò xo nén, nên những người tham gia vào thị trường rất lạc quan, hứng khởi, mua bán xuống tiền dễ dàng. Mỗi lần dịch kiểm soát, sốt đất xảy ra cục bộ, nhà đầu tư lướt kiếm vài trăm triệu đơn giản.

"Năm 2020, tôi lướt kiếm tiền tỷ ở thị trường tỉnh, nơi có dự án lớn đi qua. Nhưng năm 2021, tôi bị chôn một mảnh đất ở Bắc Giang, 1 lô tại Bắc Ninh. Đến hiện tại, tôi chưa dám xuống tiền lướt sóng vào bất kỳ đâu. Tất cả đều xác định phải kinh doanh lâu dài", chị T. cho hay.

Cũng theo chị T., nhất là thời điểm sau lần bùng dịch lần thứ 4, cục diện thị trường đã thay đổi. Người xuống tiền rất cẩn trọng. Ngoài ra khả năng sốt nóng cục bộ khó xảy ra do tâm lý từ nhà đầu tư, môi giới lo ngại dịch bệnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản đang “chịu trận” vì nhiều quy định trong Luật Đất đai

Luật Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, vì vậy cần được xem xét sửa đổi, khắc phục những vướng mắc, bất cập, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 107 về “Bất động sản và động sản”, Bộ luật Dân sự năm 2015, thì bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, hoạt động kinh doanh bất động sản, ngoài theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, còn liên quan trực tiếp đến pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó có các luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Du lịch năm 2017, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật Đấu thầu năm 2013 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018 và 2020), Luật Nhà ở năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 và 2020), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Quy hoạch năm 2015, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2018, 2019 và 2020), Luật Xây dựng năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2018, 2019 và 2020). 

Đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào quy định của Luật Đất đai năm 2013, vì đất đai là một phần quan trọng trong kinh doanh bất động sản và mọi bất động sản khác đều gắn liền với đất đai (theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm hiện nay).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Một lượng vốn lớn từ ngân hàng sắp đổ vào bất động sản?

Việc nhiều ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng đã mở ra kỳ vọng cho một số nhóm ngành, trong đó có cả bất động sản bởi Việt Nam là một nền kinh tế thâm dụng vốn dựa trên đòn bẩy cao.

Số liệu vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 29/10/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 10 triệu tỷ đồng, tăng 8,72% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2020 tăng 6,48%). Điều này phần lớn nhờ các ngân hàng thương mại đã tung các gói, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm.

Trước diễn biến này, các chuyên gia của Công ty chứng khoán MB (MBS) nhận định, nhu cầu tín dụng thường tăng mạnh vào thời điểm cuối năm, kéo theo dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh hơn. MBS dự đoán tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 sẽ đạt hơn 12%.

Việc nhiều ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng đã mở ra kỳ vọng cho một số nhóm ngành, trong đó có cả bất động sản. (Ảnh minh họa)

Cùng quan điểm với MBS, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, với tốc độ triển khai tiêm vắc-xin tại các thành phố lớn đang diễn ra nhanh hơn dự kiến, dịch bệnh dần được kiểm soát, ít có khả năng thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội sẽ giúp nhu cầu vốn trong nền kinh tế sớm hồi phục.

Ở một góc nhìn lạc quan hơn, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục đi lên và đạt mức tăng 13% cho cả năm 2021. Cơ sở cho nhận định này theo BVSC là bởi trong năm 2020, chỉ trong 1 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã bật mạnh từ 7,26% (cuối tháng 11) lên 12,13%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia tầm nhìn dài hạn để phát triển thị trường bất động sản“

Đó là khẳng định của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khi phát biểu tại Hội thảo: “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay".

Ngày 25/11, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay".

Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị tổ chức Hội thảo. Đơn vị đồng hành là Công ty CP Tập đoàn Meey Land, HD Mon.

Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng); đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương; lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; trên 50 chuyên gia, nhà khoa học và đại diện hàng trăm doanh nghiệp bất động sản.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, pháp lý có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là điểm nghẽn về mặt pháp lý. Chính từ pháp lý mà đã làm nảy sinh nhiều vấn đề khác. Ngay cả năng lực thực thi vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa được minh bạch cũng đều xuất phát từ khung pháp lý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mắc điểm yếu chí cốt này mà đầu tư bất động sản chỉ có “trồng cây cho người khác hái quả”

Nhiều người chấp nhận bỏ hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để đầu tư bất động sản nhưng lại đưa ra quyết định một cách rất nóng vội cả khi mua lẫn khi bán. Nóng vội đầu tư chạy theo đám đông, nóng vội muốn giàu nhanh họ càng dễ phạm sai lầm dẫn đến thua lỗ.

Với hơn 10 năm lăn lộn trên thị trường bất động sản, anh Phước tự rút tỉa được nhiều bài học xương máu trong kênh đầu tư này. Những trải nghiệm của anh đến từ những thương vụ thành công và cả rất nhiều lần đầu tư thất bại.

Theo anh Phước, có rất nhiều yếu tố quyết định đến thành bại của một thương vụ đầu tư bất động sản. Nhưng cá nhân anh thấy một sai lầm phổ biến khiến nhiều người mất cả chì lẫn chài khi đầu tư đó là sự nóng vội cả lúc nhập cuộc lẫn khi ra hàng.

Nhà đầu tư này phân tích, rất nhiều người đầu tư bất động sản, đặc biệt là những người mới tham gia lần đầu đều quyết định mua rất nhanh vì lo sợ cơ hội sẽ vụt mất. Họ bỏ tiền mua đất chỉ dựa trên cơ sở “nghe ngóng” thông tin trên báo chí, hay theo đám đông đồn thổi nên đầu tư đón đầu vùng nọ vùng kia mà không có thông tin kiểm chứng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top