Aa

Bất động sản 24h: Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh, tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua

Chủ Nhật, 16/01/2022 - 10:30

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh, tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua; Chặn né thuế chuyển nhượng bất động sản… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh, tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua

Mới đây, báo cáo thị trường căn hộ Hà Nội năm 2021 do CBRE Việt Nam công bố mới đây cho biết, 12 tháng qua, thành phố chỉ có khoảng 17.000 căn hộ mở bán, giảm 7% so với năm ngoái. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Hà Nội ghi nhận nguồn cung căn hộ mở bán mới giảm, dưới tác động của dịch Covid-19.

Cụ thể, căn hộ trung cấp vẫn là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường, chiếm 72% tổng nguồn cung mới trong năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp đứng thứ hai, chiếm gần một phần tư tổng nguồn cung mở bán mới - đây cũng là tỷ trọng cao nhất của phân khúc này trong vòng ba năm qua.

Đáng chú ý, Hà Nội chứng kiến sự ra mắt của dự án căn hộ siêu sang đầu tiên, nằm tại khu vực trung tâm, có mức giá cao nhất từ trước tới nay.

Cụ thể, theo CBRE, đây là năm thứ hai liên tiếp khu vực phía Đông tập trung nguồn cung mới lớn nhất do ghi nhận dự án mở bán mới đến từ các khu đô thị lớn như Vinhomes Ocean Park và Ecopark. Khu vực này chiếm gần một nửa nguồn cung mới mở bán trong năm, theo sau là khu Tây (35%) và khu Nam (15%).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chặn né thuế chuyển nhượng bất động sản

Để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký công văn đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương phối hợp các cục thuế để xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cục thuế địa phương để yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất đọng sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách Nhà nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Khu vực nào có tiềm năng phát triển thị trường căn hộ năm 2022?

Hiện nay, khi quỹ đất nội đô đang dần trở nên khan hiếm, hệ thống giao thông thường xuyên ùn tắc thì vùng ven trở thành "hình mẫu lý tưởng" và nhận được nhiều thiện cảm từ các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, thị trường “mở cửa” trở lại đã hình thành một xu hướng mới cho các nhà đầu tư bất động sản. Đó là việc chuyển dịch dòng tiền đầu tư từ vùng lõi của Hà Nội sang các vùng ven, nhất là các huyện sắp lên quận, khiến cho thị trường bất động sản tại những khu vực này trở nên sôi nổi hơn hẳn.

bất động sản vùng ven

Theo Báo cáo của Savills, trong quý IV/2021, thị trường bất động sản Hà Nội đón nhận khoảng 7.900 căn hộ đến từ 11 dự án mới và 2 dự án chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các quận/huyện Nam - Bắc Từ Liêm, Gia Lâm và Hoàng Mai với triển vọng chiếm 81% thị phần trong khi quỹ đất mới ở vùng nội đô đang dần trở nên hạn chế.

Khu vực phía Tây được đánh giá sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung sơ cấp với 26.300 căn từ 29 dự án và chiếm 29%. Số lượng căn hộ hạng A và hạng B phủ gần đầy nguồn cung với tỷ lệ lần lượt là 81% và 16%.

Trong 5 năm qua, khu vực phía Tây cũng dần được hình thành với nhiều tiềm năng mới, đặc biệt là hai quận Từ Liêm và Cầu Giấy đang cung cấp 44% thị phần sơ cấp. Trong đó, căn hộ hạng B chiếm 96% nguồn cung của khu vực này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Homeliday – xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong giới thượng lưu

Theo các chuyên gia, homeliday là sự kết hợp của “second home” (ngôi nhà thứ hai) và “holiday” (kỳ nghỉ). Đây là một khái niệm mới được định danh và đưa ra thị trường nhằm đáp ứng xu hướng đầu tư, nghỉ dưỡng của khách hàng, vừa có “ngôi nhà thứ hai” nương náu, vừa có thể cho thuê. Về bản chất, homeliday không phải là sản phẩm mới hoàn toàn mà có nét tương đồng và lai tạp kiểu bất động sản đa công năng như nhà nghỉ dưỡng, khách sạn và căn hộ cho thuê.

Dòng sản phẩm này giống như bản nâng cấp của một sản phẩm "ngôi nhà thứ hai" thời thượng, tối ưu chức năng nghỉ dưỡng, khai thác kinh doanh bằng lợi thế của vị trí trung tâm, tầm nhìn tuyệt đẹp, nội thất hoàn mỹ hay đơn vị quản lý vận hành đẳng cấp thế giới…

homeliday

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, dòng sản phẩm homeliday có nhiều lợi thế cho người sở hữu. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu có thực mà còn phục vụ mục đích kinh doanh và hưởng thụ, nghỉ dưỡng nên có nhiều cơ hội phát triển. Giới nhà giàu sẽ nhanh chóng đổ bộ vào phân khúc này như một “vùng trũng” hấp dẫn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đã đến lúc bỏ cấp hạn mức room tín dụng?

Trong năm 2021, đã có ít nhất 2 lần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện nới trần tín dụng cho hàng loạt ngân hàng vào quý III và IV. Theo đó, nhiều ngân hàng đã được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: TPBank (23,4%), Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPBank đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%.

Trong nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước, Vietcombank được nới room tín dụng mạnh nhất lên 15%. Trong khi đó, hai ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank được nới ít hơn, lần lượt lên mức 12% và 12,5%.

Việc "xếp hàng" chờ nới room và cơ chế trần tín dụng đã được áp dụng từ năm 2012 trong bối cảnh nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay khiến nợ xấu tăng mạnh. Đây là một trong những chính sách nhằm điều tiết hướng đi của dòng tiền và kiểm soát chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, room tín dụng NHNN cấp cho các ngân hàng không dồi dào, có thể nói là khá ít. Chỉ tiêu tín dụng được cấp cho mỗi ngân hàng khác nhau, ngân hàng chất lượng tài sản tốt được nhiều, xếp hạng vừa thì được ít hơn. Và cũng không phải ngân hàng nào cũng được chấp thuận nới room ngay sau khi gửi đơn đề xuất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top