Sửa luật để cởi trói hàng trăm dự án bất động sản
Thị trường bất động sản lâm vào cảnh khan hiếm nguồn cung suốt 2 năm qua khiến giá liên tục lập đỉnh mới, gây ra hiện tượng sốt ảo ở một số khu vực. Dù vậy, doanh nghiệp bất động sản cũng không lấy làm vui bởi hàng trăm dự án đang bị “đá ghè chân,” không thể triển khai do vướng mắc, chồng chéo quy định giữa các luật hiện hành.
Tắc trong bài toán “con gà - quả trứng” là câu chuyện của đa số doanh nghiệp bất động sản khi nói về tình trạng của mình trong suốt nhiều năm bị “trói” bởi quy định tại điểm c khoản 1 điều 75 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư phải “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở” mới được thực hiện dự án.
Với quy định trên, theo giới chuyên gia, dường như tất cả các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất nhưng không phải là đất ở, hoặc không có một phần diện tích đất ở (mặc dù phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất), cũng sẽ không được chấp thuận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội tăng giá mạnh cuối năm...
Báo cáo thị trường nhà ở quý IV của Savills cho biết, các chỉ số thị trường trong ba tháng cuối năm khởi sắc hơn so với quý trước. Tuy nhiên, sự sụt giảm tiếp tục được ghi nhận khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái ở cả hai phân khúc căn hộ bán và biệt thự/nhà liền kề.
Cụ thể, nguồn cung mới trong quý IV tăng 42% so với quý III, tương đương khoảng 4.500 căn, nhưng giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giai đoạn tiếp theo của 6 dự án cung cấp 3.600 căn, tương đương 80% nguồn cung mới; 20% còn lại đến từ bốn dự án mới.
Năm 2021, nguồn cung sơ cấp xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua với hơn 33.600 căn, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung mới và hàng tồn kho ở mức thấp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gói 350 nghìn tỷ đồng: Cú hích cho kinh tế và dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã có một bài viết dài khẳng định sự tin tưởng gói hỗ trợ này sẽ lan tỏa mạnh mẽ trong thời gian 2 năm. Khi đó có một số vấn đề nổi lên như doanh nghiệp có thêm nguồn lực phục hồi sản xuất, nhiều thủ tục hành chính tiếp tục được tháo gỡ và loại bỏ, người dân được “tiếp sức”, giảm được số khoản chi về thuế phí xăng, dầu, hàng hóa tiêu dùng.
Các ngành sẽ phát triển, trong đó có “bệ đỡ” của nền kinh tế là nông nghiệp có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt là đem lại niềm tin cho người dân và doanh nghiệp về sự lãnh đạo của Đảng đang đi trên con đường đúng đắn. Đó là thích ứng linh hoạt trong chống dịch Covid-19.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giao lưu trực tuyến: Cơ hội đầu tư thị trường bất động sản Đồ Sơn - Hải Phòng 2022
Trong bối cảnh mới, sáng ngày 12/1/2022, Reatimes và VIRES tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến: Cơ hội đầu tư thị trường bất động sản Đồ Sơn - Hải Phòng 2022.
Tham dự giao lưu trực tuyến có các chuyên gia kinh tế: TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam; Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam; TS. Vũ Đình Ánh, TS. Nguyễn Minh Phong; Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law; Ông Nguyễn Tuấn Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Minh Hưng; và đại diện các doanh nghiệp, sàn giao dịch Bất động sản tại Hải Phòng.
Các khách mời đã đi sâu làm rõ những động lực, bệ phóng cho Hải Phòng nói chung, thị trường bất động sản Đồ Sơn nói riêng bứt tốc, đồng thời phân tích về triển vọng, cơ hội đầu tư các dòng sản phẩm mới tại thành phố biển giàu tiềm năng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gỡ khó cho doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh chuyển đổi số
Tại Việt Nam, tháng 6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 749 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030” với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số trên cơ sở phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Theo chương trình này, doanh nghiệp vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, đồng thời là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Theo nhiều chuyên gia, thực tế ở nước ta những năm gần đây, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp còn khác nhau và không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số, nhưng ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng chuyển đổi số và không ít doanh nghiệp đã đạt được những thành công đáng khích lệ.
Với xu hướng đẩy nhanh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh, một làn sóng M&A trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã xuất hiện và được dự báo sẽ còn dâng cao trong những năm tới. Theo báo cáo của KPMG, tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2021, số lượng các thương vụ M&A đã tăng gấp đôi và tổng giá trị giao dịch của các thương vụ này đã tăng gấp 3 lần so với cả năm 2020.