Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ. Theo đó, bảng giá đất của các địa phương hiện nay (giai đoạn 2014 - 2019) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Vì vậy, nhiều địa phương trên cả nước đã bắt đầu xây dựng bảng giá đất mới cho giai đoạn 2020 – 2024.
Tại Hà Nội, UBND thành phố thống nhất chỉ đề xuất giá đất giai đoạn 2020 - 2024 tăng bình quân15% so với giai đoạn 2014 - 2019 thay vì mức 30% như tính toán ban đầu. Theo đó, bảng giá đất ở tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều, tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường 1 chiều. TP.HCM cũng đang xây dựng bảng giá đất mới, dự kiến điều chỉnh tăng 30-50%.
Việc điều chỉnh tăng khung giá đất giúp người bị thu hồi đất bớt thiệt thòi và làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhanh hơn, tạo nguồn thu ngân sách từ đất hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khung giá đất tăng cao cũng khiến nhiều người lo ngại chi phí đầu vào sản phẩm bất động sản cao hơn, kéo theo giá nhà tăng và giấc mơ mua nhà của họ ngày càng xa vời.
Vốn bất động sản năm 2020: "Ai tận dụng được tiền trong dân thì sẽ thắng"
Tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận định: “Nhiều nhà đầu tư băn khoăn vốn vào bất động sản thời gian qua, nhưng tôi cho rằng chúng ta đang nhìn nhận hơi thận trọng. Tôi cho rằng, dòng vốn vào bất động sản rất tích cực”.
Còn theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Tôi cho rằng, với người dân, nhà đầu tư thứ cấp, ai tận dụng được tiền trong dân thì sẽ thắng. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư thứ cấp mất tiền, thua thiệt không thiếu, đặc biệt là những người vay tiền để đầu tư. Lời khuyên tôi đưa ra là phụ thuộc vào 2 kịch bản sửa đổi pháp luật. Thứ nhất, sửa mà không xong, sửa nhưng không đúng quy luật thị trường. Thứ hai, sửa tốt, hiệu quả, thúc đẩy thị trường. Trong đó, nếu sửa luật hiệu quả, nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phân khúc nào cũng có thể đạt được lợi ích, chỉ còn một điều là nhà đầu tư dự án là ai, độ tin cậy đến đâu, dự án nằm ở vị trí nào.
Nếu pháp lý chưa xuôi, nên đầu tư vào các dự án nhà ở, tất nhiên vẫn phải nhìn xem chủ đầu tư là ai, độ tin cậy và vị trí của dự án”.
Cần đưa vấn đề quản lý nước lên mức độ trọng yếu hàng đầu
Đó là ý kiến của PGS. TS. Trương Mạnh Tiến trước thực trạng có quá nhiều cơ quan, bộ, ngành cùng quản lý nguồn nước, gây không ít khó khăn, bất cập trong thời gian qua.
Đó là ý kiến của PGS. TS. Trương Mạnh Tiến trước thực trạng có quá nhiều cơ quan, bộ, ngành cùng quản lý nguồn nước, gây không ít khó khăn, bất cập trong thời gian qua.
Ông Tiến cũng nhận định, mô hình quản trị tài nguyên nước thế nào thì tùy đặc điểm của mỗi quốc gia, nhưng yếu tố trước hết phải đảm bảo là sự dồi dào, đa dạng của nguồn tài nguyên nước. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa, nhất là với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.
Mặt khác, hiện nguồn nước cũng đang cạn kiệt nhanh chóng do biến đổi khí hậu và do ô nhiễm. "Nếu nguồn nước ô nhiễm, có chất độc hại thì sẽ tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người", Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhấn mạnh.
Chung cư mua thì dễ… bán ra mới khó
Có lẽ chưa có năm nào thị trường căn hộ ở TP.HCM lại khó khăn như trong năm 2019. Từ việc chính quyền thắt chặt nguồn cung mới, nhiều cặp vợ chồng trẻ càng khó mua được nhà với giá vừa túi tiền. Đây là tình trạng chung đang bao trùm toàn thị trường bất động sản TP.HCM. Tuy nhiên, một điều đáng nói là khách hàng phần đa lại chỉ muốn mua những căn hộ đang hình thành chứ không mặn mà với chung cư đã xây sẵn.
Trên thực tế, mặc dù nhiều chủ căn hộ chấp nhận bán giá chênh chỉ vài chục triệu, kèm thêm khuyến mãi nội thất, tặng phí bảo trì… thậm chí bán bằng giá gốc nhưng vẫn không ai ngó ngàng.
Theo phân tích của các chuyên gia thì trên thực tế, giá nhà và căn hộ vẫn tăng đều theo từng năm nhưng không phải cứ người dân muốn bán ra là có thể bán ngay được.
Nghịch lý trên đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do tình trạng chung cư xuống cấp sau nhiều năm bàn giao. Các hạng mục cũ kỹ, nhiều chung cư nhìn bên ngoài có vẻ khang trang, đẹp mắt nhưng khi bước vào trong thì thang máy lung lay, cửa gỗ nứt toác, các hạng mục đều bong tróc khiến người mua ngán ngẩm.
Muốn phát triển kinh tế tư nhân, phải cải cách cơ chế quản trị quốc gia
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đang bị hạn chế bởi thể chế. Việt Nam cần xác định cải cách cơ chế quản trị quốc gia tập trung vào đâu.
Theo đó, ông Tuyển cho rằng: “Muốn phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, cần phải tập trung vào: Cải cách chế độ sở hữu, một là chế độ hạn điền của Luật Đất đai, không tạo được khu vực sản xuất lớn, hình thành chuỗi giá trị; Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng hơn 30% GDP và trong nhiều lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn độc quyền, điều này hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Cần phải điều chỉnh lại hạn điền, để hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp, nông dân góp vốn bằng đất, bằng tiền, thu lợi tức từ phần góp vốn của mình. Cần phải cải cách rất mạnh doanh nghiệp Nhà nước. Cải cách cơ chế quản trị quốc gia cũng vô cùng quan trọng.
Theo quan điểm của tôi, tổ chức là sự sáp nhập và hình thành yếu tố hình thể, tổ chức như một cơ thể sống, tổ chức là đường dẫn cơ chế chính sách từ Nhà nước đến người dân và doanh nghiệp. Cơ chế quản trị quốc gia trong đó có bộ máy tổ chức cực kỳ quan trọng. Tôi mong rằng, chúng ta sẽ làm điều này rất nghiêm túc. Nghiên cứu lịch sử phát triển quốc gia, thời đại nào giải quyết tốt nhất những vấn đề này đều phát triển hùng mạnh”.