Aa

Bất động sản 24h: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng?

Thứ Ba, 25/08/2020 - 10:41

Bất động sản: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng?; Doanh nghiệp khó “ngược sóng” trong cơn bão khủng hoảng... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng?

Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, hai phân khúc nhà ở chính là căn hộ và biệt thự/nhà phố tại thị trường bất động sản TP.HCM đều sụt giảm về lượng giao dịch. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, giao dịch căn hộ tại TP.HCM chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% so với cùng kì và là mức thấp nhất trong 5 năm qua.

3123_anh-bat-dong-san-cov_Copy

Đối với dòng sản phẩm biệt thự/nhà phố, lượng giao dịch giảm 34%. Còn phân khúc đất nền, giao dịch giảm đến 67% so với cùng kì năm 2019. Dù lượng giao dịch giảm, cũng có nghĩa là nhu cầu giảm, nhưng giá nhà đất trên thị trường nhìn chung không giảm, mà neo ở tình trạng đứng giá hoặc thậm chí tăng giá.

Trước đó theo báo cáo về thị trường bất động sản quí I/2020 của Bộ Xây dựng cho biết, cho dù cả nguồn cung và lượng giao dịch trên thị trường bất động sản đều giảm nhưng giá bán nhà ở trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% so với cùng kỳ năm 2019, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82%. Còn tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5% so với cùng kì năm 2019, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 8,36%.

Sang quí II/2020, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 0,16% so với quý I, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01%. Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25% so với quý I/2020, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 0,15%.

Đô thị lấn biển Cần Giờ - biểu tượng mới cho tầm nhìn và tầm vóc quốc gia

Thực tiễn thế giới cho thấy, một quốc gia thành công không thể không gắn với hệ thống đô thị ven bờ và vươn ra biển lớn, biết coi trọng và tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các nguồn lợi kinh tế biển, như công nghiệp đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ, hải sản; công nghiệp, dịch vụ cảng, giao thông vận tải biển; công nghiệp dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh…

Việt Nam là nước có bờ biển dài và diện tích lãnh hải rộng nhất Đông Nam Á (không kể các quốc gia quần đảo), với 3/4 Tổ quốc Việt Nam là biển và 28/63 tỉnh, thành phố có biển, gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Phát triển kinh tế biển nói chung và các đô thị biển nói riêng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà còn là nhu cầu cấp thiết và nội dung quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững.

Hải Phòng trước đây cũng tương tự như Cần Giờ hiện nay, vậy mà đã từng bước trở thành đô thị ven biển theo mô hình “Cảng - Biển - Đô thị”. Nhiều đô thị ven biển khác của Việt Nam cũng đã và đang hình thành theo mô thức đó, tiêu biểu là Đà Nẵng.

Song, thực tế cũng cho thấy, cả nước hiện mới có 10 huyện đảo ven bờ, 2 huyện đảo ngoài khơi. Ở 10 huyện đảo ven bờ, trong số 3.000 đảo nói trên, mới có 66 đảo có người sinh sống… Do đó, chủ động khai thác các tiềm năng biển, trong đó có lấn biển và chủ động các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành mạng lưới các chuỗi đô thị biển, đô thị đảo, gắn với khu kinh tế ven biển và cảng biển, củng cố động lực lan tỏa; gia tăng liên kết vùng; trở thành quốc gia “mạnh về biển, làm giàu từ biển”; nâng cao dần tỷ trọng kinh tế biển trong quy mô kinh tế quốc gia… là định hướng phát triển lớn được khẳng định trong Luật biển và các Nghị quyết Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển của Việt Nam. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp khó “ngược sóng” trong cơn bão khủng hoảng

Tác động của dịch Covid-19 bùng phát trở lại càng đẩy doanh nghiệp địa ốc vào tình trạng khó chồng khó. Từ năm 2019, bức tranh thị trường bất động sản đã không mấy tươi sáng do lo ngại bước vào giai đoạn lặp lại của cuộc khủng hoảng chu kỳ khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc lao đao

2019 cũng là năm nhiều dự án bị đình trệ do cuộc rà soát và thanh kiểm tra của cơ quan chức năng. Mặt khác, quá trình siết tín dụng và sự dè dặt trong bỏ vốn của nhà đầu tư đã kéo theo hệ lụy tồn kho nặng nề trong lĩnh vực bất động sản. Tình trạng này bước sang năm 2020 với sự xuất hiện của đại dịch càng khoét sâu hơn nỗi khó khăn của doanh nghiệp.

Một báo cáo mới đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang chứng kiến con số tồn kho tăng lên hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020. Đơn cử như Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG), giá trị hàng tồn kho tính của doanh nghiệp này đến cuối năm 2019 là 2.611 tỷ đồng. Đến tháng 6/2020, hàng tồn kho tính của AGG là 4.906 tỷ đồng, tăng gần 88% so với hồi đầu năm.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng là một ông lớn nằm trong danh sách các doanh nghiệp sở hữu hàng tồn kho lớn. Tính đến 30/6/2020, giá trị hàng tồn kho của DXG là 8.844 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2 nghìn tỷ so với hồi đầu năm và chiếm 43% tổng tài sản doanh nghiệp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội cứ mưa là ngập: Giải pháp nhìn từ quy hoạch

Hà Nội đang bước vào mùa mưa, và điệp khúc "phố biến thành sông" lại tiếp tục lặp lại trong những ngày qua, đặc biệt là ở khu vực Phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, những khu vực xưa nay ít chịu bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.

Trận mưa lớn chiều ngày 17/8 đã khiến nhiều tuyến đường tại khu vực Hoàn Kiếm từ không ngập đến ngập cục bộ, thời gian ngắn và ngập sâu trên diện rộng. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại.

Theo số liệu đo được, trận mưa lớn chiều 17/8/2020 tập trung ở khu vực trung tâm Hà Nội đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống sinh hoạt bình thường của người dân. Cụ thể, tổng lượng mưa trong ngày ở quận Hoàn Kiếm là 142,6mm, ở quận Ba Đình là 121,3mm, ở quận Hai Bà Trưng là 110,2mm...

Theo ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, với những trận mưa nhỏ dưới 50mm/2h sẽ không xảy ra ngập úng, nhưng với các trận mưa có cường độ từ 50 - 100mm/2h, Hà Nội sẽ có các điểm ngập úng ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng úng ngập ngày một gia tăng tại Hà Nội có thể khái quát ở những điểm sau:

Thứ nhất, do quá trình đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong thời gian qua diễn ra quá nhanh và sôi động, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao. Tỷ lệ bê tông hóa ngày một gia tăng làm mất đi nhiều diện tích đất tự nhiên là khoảng trống để chứa, thoát và thấm nước trong mỗi mùa mưa, lũ.

Thứ hai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có hệ thống thoát nước chưa được quy hoạch bài bản, đầu tư thiếu đồng bộ (do thiếu nguồn lực), hiệu quả thấp.

Thứ ba, sự tác động của biến đổi khí hậu khiến lượng mưa gia tăng, trong khi hệ thống hạ tầng cấp thoát nước không lường trước được.

Thứ tư, công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước chưa theo kịp yêu cầu, chậm áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sự tham gia của cộng đồng còn yếu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao ngày càng ít chung cư giá rẻ ở TP.HCM?

Trong khi nhu cầu của đại đa số người dân thành phố vẫn là nhà ở vừa túi tiền thì các chủ đầu tư đã không còn mặn mà với các dự án nhà ở bình dân.

Những tưởng giá chung cư sẽ giảm trong thời điểm dịch Covid-19, vợ chồng anh Hải Anh (30 tuổi) đã dành hơn 1 tháng để tham khảo giá một số dự án căn hộ mới mở bán tại khu vực quận 2, quận 7 và Thủ Đức, TP.HCM.

30_4_zing16

Với ngân sách khoảng hơn 800 triệu đồng và dự định sẽ dùng đòn bẩy tài chính 50-60% giá trị căn nhà, anh cho rằng rất khó để tìm một dự án có mức giá "bình dân" khoảng 1,7-2,2 tỷ đồng trong bán kính khoảng 10 km về quận 1.

"Không nói đến các dự án khu lõi trung tâm, ngay cả khu vực rìa thành phố, giáp ranh với các tỉnh vùng ven cũng đã có giá ngoài tầm với của những người làm việc trong thành phố như vợ chồng tôi. Nhiều dự án gần Đồng Nai, Bình Dương cũng đã có giá hơn 40 triệu đồng/m2", anh Hải Anh nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top