Hà Nội kiên quyết thu hồi dự án không đủ năng lực
Sáng 9/12, HĐND TP. Hà Nội thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn UBND TP. Thông tin tới HĐND TP về các dự án chậm tiến độ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, ngay sau khi HĐND TP ban hành kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Kỳ họp thứ 7 HĐND TP, Thành phố ban hành các Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung triển khai; tổ chức nhiều cuộc họp, giao ban kiểm điểm tiến độ, kiểm tra thực địa các dự án; rà soát các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với thực tiễn… tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2016 - 2020.
Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, một số dự án sau khi được Thành phố tháo gỡ khó khăn nhiều dự án đẩy nhanh tiến độ, chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án không đảm bảo tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực, UBND TP đã kiên quyết chỉ đạo chấm dứt dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chưa quy định đánh thuế cao với người nhiều nhà, đất trong Luật Đất đai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa thay mặt Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo một số nội dung tiếp thu, giải trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau phiên thảo luận tại kỳ họp 4 Quốc hội XV.
Ông Hà cho biết, việc thu thuế cao hơn với người nhiều nhà, đất, nhất là đầu cơ đất đã có chủ trương song sẽ được thể chế trong pháp luật về thuế.
Liên quan tới các khoản thu từ đất đai, ông Hà cho biết, có ý kiến đề nghị quy định nguyên tắc đánh thuế đối với người quản lý, sử dụng nhiều đất đai hơn so với hạn mức, đối với trường hợp để hoang hóa đất đai không sử dụng.
Theo ông Hà, Nghị quyết số 18 khóa XIII về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai đã xác định: "Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang".
Do đó, cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến, phối hợp với các cơ quan để thể chế trong pháp luật về thuế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản dòng tiền - điểm sáng của thị trường năm 2022
Giữa bức tranh tổng thể ảm đạm của thị trường, bất động sản dòng tiền được nhận định là một trong những “ngọn đèn còn cháy” thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, bởi sự an toàn để đảm bảo lợi tức.
Nhìn lại giai đoạn từ năm 2020 đến đầu năm 2022, cả thế giới phải chống chọi với dịch bệnh, hầu hết các nước đều phải "bơm" tiền ra, cùng với đó nhiều ngành nghề như tài chính, bất động sản, du lịch, sản xuất tiêu dùng đều bị hạn chế.
Sau đó, khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, cuộc xung đột giữa hai nước Nga và Ukraina đã gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế thế giới, giá dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, nguy cơ lạm phát hiện hữu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo điều chỉnh linh hoạt trong điều hành, ưu tiên đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời kích thích sản xuất tiêu dùng, kích cầu du lịch.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM huỷ bỏ 169 dự án chậm triển khai, có nhiều dự án nhà ở
Trong 357 dự án chậm triển khai, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tham mưu và cấp thẩm quyền quyết định hủy bỏ 169 dự án. Trong đó có nhiều dự án phát triển nhà ở.
Sáng 8/12, HĐND TP.HCM khóa X tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng đã trả lời về các vấn đề cử tri quan tâm.
Nội dung được cử tri TP.HCM quan tâm là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho người mua nhà tại các dự án nhà ở và việc xử lý các dự án chậm triển khai.
Theo ông Thắng, năm 2022, Sở TN&MT đã phối hợp với sở, ngành liên quan rà soát 401 dự án phát triển nhà ở và ban hành 97 văn bản thẩm định đủ điều kiện cấp sổ hồng. Hiện công tác cấp sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở có 3 vướng mắc chính.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quảng Nam xem xét điều chỉnh hệ số giá đất trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh Quảng Nam có tờ trình gửi đến HĐND tỉnh về việc đề nghị thống nhất ban hành Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, qua thời gian triển khai thực hiện bảng giá đất thời kỳ 2020 - 2024, bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số điểm chưa phù hợp, cụ thể như sự thay đổi về kết cấu hạ tầng của một số đoạn đường, tuyến đường; qua rà soát, một số vị trí có giá đất chưa phù hợp với giá thị trường; cập nhật một số giá đất cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2022; cân nhắc điều chỉnh giá đất giáp ranh ở một số vị trí trong khu vực lân cận, khu vực có yếu tố tương đồng.
Hệ số điều chỉnh giá đất được xây dựng theo nguyên tắc cơ bản phải phù hợp với giá thị trường, đảm bảo giải quyết hài hòa các mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của nhà đầu tư, người dân và nhà nước trong việc thực thi chính sách tài chính liên quan đến đất đai, đó là: nghĩa vụ và quyền lợi của người dân trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng (thu hồi đất), bố trí tái định cư (giá đất tái định cư), góp vốn quyền sử dụng đất, thế chấp tài sản nhà đất, cho thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất… Đối với giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ, địa phương cân nhắc đến môi trường đầu tư để đề xuất mức giá hợp lý.