Aa

Bất động sản 24h: Hà Nội vào mùa đua F1, loạt khách sạn sắp hốt bạc, cháy phòng

Thứ Tư, 23/10/2019 - 10:30

Hà Nôị vào mùa đua F1, loạt khách sạn sắp hốt bạc, cháy phòng; Tiết lộ đường đi của “nước Sông Đà” vào nhà máy nước sạch... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Hà Nôị vào mùa đua F1, loạt khách sạn sắp hốt bạc, cháy phòng

Thông tin trên được bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc dịch vụ tư vấn và nghiên cứu, công ty Savills tại Hà Nội đưa ra tại buổi công bố báo cáo nghiên cứu tình hình bất động sản Hà Nội quý III/2019.

Đánh giá về thị trường khách sạn trong quý vừa qua, theo thống kê từ Savills, tổng nguồn cung đạt khoảng 9.800 phòng từ 65 khách sạn (trong đó có 16 khách sạn 5 sao, 18 khách sạn 4 sao, 31 khách sạn 3 sao). Công suất thị trường đạt 73%, tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kì năm ngoái còn giá thuê tăng 13%/năm, doanh thu buồng phòng tăng 16%/năm.

Tín hiệu từ thị trường có thể thấy, hiệu suất sử dụng phòng lẫn giá thuê khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội đều tăng. Đại diện Savills nhận định thị trường tiếp tục tăng trưởng là do sự tăng trưởng khách du lịch.

Trong quý III vừa qua, Hà Nội đón 7,2 triệu lượt khách du lịch, tăng 4% so với quí trước. Trong đó lượng khách quốc tế đạt 1,5 triệu người, tăng 2% so với quí 2.

Còn trong 9 tháng đầu năm nay Hà Nội đón 21,5 triệu lượt du khách, tăng 9,4% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó số du khách quốc tế là 4,7 triệu người, tăng 9,6% theo năm. Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của Hà Nội. Sau Trung Quốc là lượng khách đến từ các nước như Nhật Bản, Mỹ và Anh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tọa đàm & GLTT "Nước và Không khí trong phát triển Công trình xanh"

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình vận động phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam từ 2017 - 2022, do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam triển khai dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Bộ KH&CN, Ủy ban KHCN & MT của Quốc hội của Quốc hội; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã giao cho Tập đoàn Capital House (Nhà tài trợ chính cho Chương trình), phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội) phối hợp tổ chức chuỗi chương trình Tọa đàm Cafe Xanh.

Sau hai số đầu được tổ chức với chủ đề: Đô thị Xanh & Con người Xanh; Trường học Xanh, Ban Tổ chức đã nhận được nhiều sự chia sẻ, hưởng ứng của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý…

Nước và không khí ngày càng ô nhiễm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của cư dân, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Đặc biệt, thời gian qua khi chất lượng không khí liên tục được cho rằng vượt các ngưỡng chỉ tiêu, một bộ phận cư dân Hà Nội lại phải đối diện với sự việc nước sạch nhiễm dầu, chưa bao giờ những nguy cơ từ không khí và nước sạch lại được cảnh báo nhiều như vậy.

Trong bối cảnh đó, Tọa đàm Cafe Xanh số 3 sẽ luận bàn về chủ đề: Nước và không khí trong phát triển Công trình Xanh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tiết lộ đường đi của “nước Sông Đà” vào nhà máy nước sạch

Không phải đến thời điểm này, dự án Nhà máy nước Sông Đà do Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đầu tư mới được truyền thông, dư luận nhắc đến. Vào những năm đầu Thế kỷ 21, công trình này được coi là một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, cũng như giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân Hà Nội.

Được biết, dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà khởi công xây dựng từ những năm 2005. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, với công suất thiết kế 600.000m3/ngày đêm. Quy mô xây dựng nhà máy gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 công suất 300.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 công suất 300.000 m3/ngày đêm. Đường tuyến ống dẫn nước từ Nhà máy nước sạch sông Đà về đến Hà Nội có chiều dài 47,5km.

Nhắc đến Nhà máy nước sạch sông Đà, nhiều người nghĩ rằng nguồn nước để sản xuất nước sạch 100% là nước sông Đà. Thực tế có đúng là như vậy hay không?

Quá trình sản xuất nước sạch, Viwasupco có lấy nguồn nước mặt sông Đà. Khu vực này nằm ở phía hạ lưu Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, thuộc địa phận xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Cụ thể, một kênh tự chảy dài khoảng 3,3 km dẫn nước từ sông Đà đến trạm bơm nước sông của nhà máy. Kênh nước sạch này chảy trên địa phận xã Hợp Thành và có đến 2,5 km là đường kênh lộ thiên. Từ trạm bơm nước sông Đà, nước được bơm từ kênh dẫn lên hồ Đầm Bài. Trạm bơm này có công suất thiết kế 345.600 m3/ngày đêm. Nước sau khi bơm lên hồ Đầm Bài sẽ có chức năng sơ lắng và cũng để phục vụ tưới cho các xã xung quanh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đô thị sinh thái thông minh: Cơn gió mát của thị trường bất động sản

Không phải bây giờ mà cách đây 10 - 15 năm, các nhà nghiên cứu cũng như giới chuyên gia đã kiến nghị phát triển rộng rãi công trình xanh, sử dụng vật liệu nguồn gốc tự nhiên, xây dựng các dự án sinh thái để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Khái niệm đô thị sinh thái xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80. Đầu thập kỷ 90, các nước phát triển đã đề cập đến chất lượng môi trường đô thị với các mục tiêu rất cụ thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho cư dân. Một số nước đã xây dựng thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái, như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Jianguo Wu, chỉ từ năm 2000 trở lại đây sinh thái đô thị mới thực sự được quan tâm đúng mức trong khi đây lại là một bộ phận cấu thành hệ sinh thái nói chung.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản Long An: Diễn biến ra sao trong thời gian tới?

Theo đó, một số sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM cho rằng nhiều giao dịch trên thị trường Long An, nhất là các vùng giáp ranh với TP.HCM như Cần Giuộc, Đức Hoà... hiện nay chủ yếu là của người mua trước bán lại cho người mua sau, chứ chưa có dự án mới (có giấy đỏ) do chủ đầu tư trực tiếp bán ra cho khách hàng. Do đó, nhiều khả năng giá BĐS sẽ còn tăng do nhu cầu mua của khách hàng cũng còn rất lớn, khi thành phố ngày càng thu hút mạnh đầu tư, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực đến an cư, làm việc tại các viện, trường trên địa bàn và cũng như tại TP.HCM.

Theo nhận định từ CBRE Việt Nam trong một báo cáo thị trường mới đây, phân khúc nhà phố và đất nền xây sẵn TP.HCM đã được kỳ vọng sẽ đón nhận những nguồn cung lớn từ các chủ đầu tư có tên tuổi trong và ngoài nước vào thời điểm cuối quý 3/2019, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, các dự án đều bị trì hoãn lịch chào bán đến cuối năm 2019. Điều này tiếp tục khiến cho thị trường TP.HCM trở nên kém hấp dẫn hơn khi nguồn cung mới "nhỏ giọt" và giá chào bán bị đẩy lên cao do bất động sản trải qua nhiều lần đổi chủ.

Ngược lại ở thị trường các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Long An hay Đồng Nai, quý vừa qua đã cho thấy sự sôi động rõ ràng hơn với các dự án khu đô thị lớn được giới thiệu. Đơn cử ở thị trường khu vực các huyện tiếp giáp TP.HCM của tỉnh Long An, nguồn cung mới chào bán trong 9 tháng đầu năm đã tăng cao gần 30% so với toàn TP.HCM. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top