Cận cảnh những khu đô thị làm thay đổi diện mạo TP.HCM
Quá trình trở thành đô thị đặc biệt, TP.HCM đã và đang có nhiều khu đô thị quy mô lớn, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố.
Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010, TP.HCM có tính chất là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, TP.HCM được xác định có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; là đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.
Trong các chương trình và dự án đầu tư, ngoài các khu đô thị hiện hữu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TP.HCM ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.
Đó là: khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) quy mô 737ha; Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) 3.900ha; Khu đô thị Tây - Bắc thành phố quy mô 6.000ha; và Khu công nghệ cao (TP. Thủ Đức) 872ha.
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung được phê duyệt, hơn 10 năm qua, diện mạo TP.HCM từng bước thay đổi khi có nhiều khu đô thị thành phần có quy mô lớn đã và đang thành hình.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hải Phòng hiện thực hóa đề án 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp
Định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2030 sẽ là 52.700 căn; trong đó chỉ tiêu giai đoạn 2022 - 2025 là 15.400 căn, giai đoạn 2026 - 2030 là 18.100 căn.
Hải Phòng đã và đang hiện thực hóa Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" theo Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2030 sẽ là 52.700 căn; trong đó chỉ tiêu giai đoạn 2022 - 2025 là 15.400 căn, giai đoạn 2026 - 2030 là 18.100 căn.
Bắt kịp xu thế phát triển, UBND TP. Hải Phòng đã ban hành một số văn bản, nghị quyết, chương trình về định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Trong đó phải kể đến điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở TP. Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030 đã được Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý chủ trương tại Thông báo số 992-TB/TU ngày 14/7/2022, HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 và UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 11/10/2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ làm việc với các bộ, ngành về lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản...
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; khẩn trương hoàn thiện việc đánh giá tác động và đề xuất phương án với việc OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sáng 25/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo một số bộ, ngành và lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá đất cần phù hợp với thực tiễn để đảm bảo nguyên tắc thị trường
Theo chuyên gia, toàn dân đã và đang dành sự quan tâm rất lớn đến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, cơ chế và chính sách tài chính đất đai, giá đất là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất.
Hội thảo Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế tổ chức tại Hà Nội ngày 28/4 đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, qua đó giúp cung cấp thêm nguồn thông tin khoa học cho Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét lần hai tại Kỳ họp thứ Năm và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu.
Theo đó, sau khi lấy ý kiến đóng góp của nhân dân (từ ngày 5/1/2023 đến ngày 15/3/2023) và có sự tiếp thu, chỉnh sửa; ngày 24/4/2023, Ban Soạn thảo đã cho ra đời Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản tại hội thảo, TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, tổng thể Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới, hoàn thiện hơn so với bản dự thảo lần trước; bám sát hơn quan điểm, chủ trương và các nhiệm vụ tại Nghị quyết 18-NQ/TW; phản ánh sát hơn những mong muốn, nguyện vọng của nhân dân và cũng thể hiện sự nghiêm túc, khoa học, cầu thị của cơ quan soạn thảo.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những tín hiệu đáng mừng của thị trường bất động sản TP.HCM
Các chuyên gia đều dự báo, dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, pháp lý vẫn chưa thể tháo gỡ hết nhưng đã có nhiều tín hiệu tốt để doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự hồi phục sớm trong năm 2024.
Theo báo cáo thị trường mới nhất từ Colliers (Việt Nam), trong quý 1/2023, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan, không còn màu u ám như thời điểm giữa và cuối năm 2022. Những tín hiệu tốt có thể kể như lãi suất đang trên đà giảm, giao dịch có xu hướng tăng nhẹ ở một số dự án có vị trí tốt, đặc biệt là dòng tiền đầu tư từ nước ngoài vẫn không ngừng chảy về Việt Nam thông qua nhiều kênh,
Cụ thể, nhờ độ mở kinh tế khá tốt, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhưng cũng đồng nghĩa có thể bị tác động khi nhu cầu toàn cầu suy giảm trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư nước ngoài - chủ yếu từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và châu Âu - đang tận dụng thời điểm giảm tốc để mở rộng thị phần ở các phân khúc có cầu vượt cung tại Việt Nam.
Yếu tố sóng ngầm M&A cũng là minh chứng cho triển vọng của căn hộ và nhà liền thổ, mặc dù biến động về pháp lý và nguồn vốn tiếp tục thay đổi cục diện thị trường bất động sản nhà ở khắp cả nước. Cụ thể, phân khúc căn hộ chung cư ghi nhận nguồn cung mới vẫn nhỏ giọt, và sức mua trong 3 tháng đầu khá trầm lắng, nhưng điều này chủ yếu là do tâm lý của nhà đầu tư đang ngại xuống tiền thời điểm này.