Những yếu tố làm gia tăng nhu cầu căn hộ dịch vụ cao cấp tại Bắc Ninh
Hiện nay, tại Bắc Ninh, thị trường bất động sản khá sôi động và đa dạng về loại hình, từ nhà đất thổ cư đến các dự án chung cư, dự án căn hộ cao cấp cùng hệ thống khách sạn 2-3 sao phủ dày trên hệ thống trục đường chính (như Lý Thái Tổ)…
Tuy nhiên các sản phẩm bất động sản tại Bắc Ninh vẫn khá nhiều điểm bất cập như chưa có quần thể vui chơi giải trí tại chỗ; dịch vụ - tiện ích còn sơ sài chưa đồng bộ; chất lượng quản lý thiếu tính chuyên nghiệp; chất lượng căn hộ chỉ đáp ứng tiêu chuẩn 2 sao…
Bắc Ninh quy tụ khá nhiều các khu công nghiệp cùng số lượng các chuyên gia nước ngoài ngày một tăng. Thực tế, dù các loại hình bất động sản khá đa dạng cả về loại hình lẫn số lượng, nhưng các chuyên gia nước ngoài này vẫn chấp nhận di chuyển quãng đường dài để lựa chọn các căn hộ tại Hà Nội (khu Times City, Royal City,…), bởi các nơi này tuy xa nhưng lại đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ cùng chất lượng và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Rõ ràng, với tiềm năng phát triển vô cùng lớn như hiện tại, Bắc Ninh đang rất cần một làn gió mới khác biệt thổi mát vào nhu cầu đang khan hiếm về dòng sản phẩm căn hộ dịch vụ cao cấp, với những tiện ích đồng bộ và đẳng cấp, có thể đáp ứng được nhu cầu ở, vui chơi, thư giãn.
Xem chi tiết bài tại đây.
Hàng loạt siêu dự án "đất vàng" rục rịch tái khởi động sau “tối hậu thư"
Hàng loạt siêu dự án tại các khu "đất vàng" trung tâm TP. Hồ Chí Minh từng được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt thành phố nhưng hàng chục năm đắp chiếu. Sau khi có động thái cứng rắn của thành phố, các dự án đang rục rịch tái khởi động.
Nổi tiếng nhất có lẽ là “siêu dự án” Lavenue Crown cạnh Trung tâm thương mại Diamond (quận 1). Đây là khu phức hợp có quy mô xây dựng lớn nhất trục đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng với 36 tầng, rông 4,921m2. Lavenue Crown là một dự án phức hợp hạng sang, gồm có 3 khu chức năng: Căn hộ hạng sang, khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại.
Một “siêu dự án khác” được công bố sẽ động thổ ngay trong tháng 12 này là SJC Tower trên khu đất vàng bốn mặt tiền Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực (quận 1) của công ty CP Sài Gòn Kim Cương. Được UBND TP. Hồ Chí Minh cấp phép từ năm 2007 nhưng nhiều năm qua khu đất bỏ hoang, cho thuê lại làm bãi giữ xe.
Một dự án trị giá hàng trăm triệu USD khác phê duyệt từ năm 1995 mang tên Trung tâm văn hóa thương mại Sài Gòn của Công ty liên doanh Việt Nam JinWen (Vijico) tại công viên 23.9, Quận 1. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn JinWen của Đài Loan với 3 đối tác trong nước là Công ty dịch vụ phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh, Công ty công viên cây xanh TP. Hồ Chí Minh và Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành. Tổng số vốn đầu tư hơn 500 triệu USD, trong đó JinWen góp 70% vốn, 3 đối tác VN góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất.
Xem chi tiết bài tại đây.
Chung cư, nhà ở xã hội: Mua qua trung gian, nguy cơ mất trắng
Dù có nhiều thông tin cảnh báo người dân không nên mua chung cư hay nhà ở xã hội qua kênh gián tiếp nhưng vẫn có những trường hợp người mua cả tin xuống tiền ký hợp đồng mà không xem xét kỹ.
Chỉ đến khi chờ mãi mà không thấy căn hộ của mình đâu họ mới đôn đáo khắp nơi và tá hoả khi biết tiền nộp vào “một đi không trở lại”.
Theo một đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) với nhà ở xã hội, mọi giao dịch mua bán đều phải tuân thủ theo quy định.
“Chủ đầu tư không việc gì phải cấu kết với công ty thứ cấp bên ngoài để bán nhà ở bởi nhà ở xã hội hiện nay cung không đủ cầu, bán đến đâu hết đến đó.
Nhà ở xã hội được thanh tra sau khi nhận nhà, nếu có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến chủ đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định. Thậm chí việc mua bán giữa người dân với nhau trái quy định cũng bị tịch thu lại nhà”, vị này nhấn mạnh.
Xem chi tiết bài tại đây.
Câu chuyện nguồn vốn cho thị trường BĐS: “Án binh bất động”… quỹ đầu tư BĐS
Xuất hiện “trên giấy” từ năm 2012 với một loạt hành lang pháp lý song cho đến nay nước ta mới chỉ có duy nhất một quỹ đầu tư BĐS nội địa, gọi là quỹ đầu tư BĐS Techcom Việt Nam REIT.
Hiện nay, câu hỏi được nhiều người quan tâm là làm thế nào để các quỹ đầu tư BĐS được thành lập và phát huy tối đa vai trò của nó vào thị trường BĐS.
Xem chi tiết bài tại đây.
Đại gia địa ốc Sài Gòn đua mở rộng địa bàn để tranh thị phần mới
Trong quý IV/2016, Phú Mỹ Hưng bất ngờ tung ra thị trường dòng sản phẩm mới nằm ngoài đô thị hiện hữu là Saigon South Residences. Đây là dự án đầu tiên của doanh nghiệp không thuộc địa phận khu đô thị cũ đã tồn tại hơn 2 thập niên qua. Sản phẩm ở khu mới có mức giá "mềm" nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp, từ 2 tỷ đồng một căn.
Một đại gia khác cũng đang bứt phá theo chiến lược vết dầu loang tại địa bàn khu Đông TP. Hồ Chí Minh là Keppel Land. Sau một thời gian phát triển 2 giai đoạn căn hộ cao cấp Estela trên trục Xa lộ Hà Nội, nhà phát triển bất động sản đến từ Singapore đã dịch chuyển sang khu vực dọc bờ sông Giồng Ông Tố và Mương Kinh, cách dự án cũ khoảng một km, để phát triển khu đô thị Palm City.
Tiến Phát, thành viên thuộc Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình vài năm qua chỉ phát triển dự án tại quận 2 (Thảo Điền) và quận 4 (Bến Vân Đồn). Cuối năm 2016, doanh nghiệp cùng các đối tác Nhật là Sanei Kenchiku Sekkei, Pressance Corporation và Sanyo Homes Group đã dịch chuyển về địa bàn mới tại khu Nam TP. Hồ Chí Minh để đầu tư.
Xem chi tiết bài tại đây.