Không bán được, giá bất động sản vẫn găm giá
Theo một môi giới trong ngành, thị trường bất động sản chững vài tháng qua nhưng rất ít trường hợp nhà đầu tư chịu ra hàng lỗ hay bán dưới giá vốn, nhất là phân khúc đất nền, nhà phố. Đây cũng được xem là hiện tượng khá lạ của thị trường, nhất là khi giao dịch gần như "đứng hình" mấy tháng qua.
Ghi nhận cho thấy, nhiều nhà đầu tư rao bán bất động sản bao gồm đất thổ cư, đất vườn, nhà phố tại khu vực tỉnh lận cận TP.HCM nhưng thanh khoản chậm. Tuy vậy, sau khoảng thời gian rao bán chưa được, mức giá vẫn chiều hướng đi lên. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư quyết định để đó để chờ giá "bật tăng" vào cuối năm nay mới chốt lời, đúng kiểu: Bán không được để đó, giá vẫn lên mặt bằng mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy định rõ hơn về thời hạn sở hữu nhà chung cư tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo lần 2 Luật Nhà ở (sửa đổi). Đáng chú ý, về vấn đề thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng vẫn giữ nguyên đề xuất đã đưa ra trước đó tại dự thảo lần 1 với hai phương án như sau:
Phương án 1: Bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Phương án 2: Giữ nguyên như quy định hiện hành (không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, người mua nhà chung cư được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài).
Ở dự thảo đang lấy ý kiến, điểm mới chính là việc bổ sung mục 4 Chương II về “Thời hạn sở hữu nhà chung cư” cho phương án 1.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Bắt mạch“ thị trường địa ốc cuối năm 2022
Thị trường bất động sản sẽ không có nhiều thay đổi khi bước sang quý IV/2022. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, phân khúc nào sở hữu thanh khoản tốt, phân khúc đó sẽ “chiếm sóng” thị trường giai đoạn cuối năm.
Năm 2022 được ví như một năm “bản lề” mở ra giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế sau hơn 2 năm chịu tác động bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong gần 3 quý đầu năm, thị trường bất động sản chứng kiến sự khan hiếm nguồn cung và "siết" van tín dụng đã tạo nút thắt lớn khiến cho thị trường dường như chững lại. Bước sang quý IV, các chuyên gia cho rằng, nguồn cung vẫn khó cải thiện, room tín dụng đang được nới dần nhưng không đủ lớn nên thị trường bất động sản sẽ không có nhiều thay đổi. Vì vậy, để nhận diện những phân khúc tiềm năm sẽ dất dắt thị trường giai đoạn tới, cần dựa vào tính thanh khoản, nhu cầu sở hữu thực và đầu tư dài hạn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chú ý đến lợi ích của dân khi đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đang được đăng tải lấy ý kiến rộng rãi người dân trên website của Bộ Xây dựng. Nếu dự án Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua theo kế hoạch, dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024.
Điểm mới đặc biệt thu hút sự quan tâm của dự luận đối với dự thảo lần này là quy định thời hạn sở hữu chung cư vì liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản để làm rõ quan điểm, đề xuất xoay quanh nội dung này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tăng cường thu hút FDI để gia tăng “sức khỏe“ dòng vốn cho thị trường bất động sản
Trong nửa đầu năm 2022, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, sự suy giảm của thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, đến ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng room tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này. Cụ thể, có 15 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng. Các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2% SHB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%…
Được biết, trong năm 2022, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước công bố nới hạn mức tín dụng cho tổ chức tín dụng. Các năm trước, nhà điều hành thường có 1 - 2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.