Kỳ vọng Luật Xây dựng sửa đổi
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014.
Đây là một trong những nội dung được dư luận quan tâm với kỳ vọng tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, tại dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã chủ động rà soát, sửa đổi các quy định tại Luật Xây dựng 2014 để đảm bảo đồng bộ với pháp luật liên quan như: Sửa đổi, bổ sung về phân loại dự án theo nguồn vốn để phù hợp với Luật Đầu tư công và các pháp luật có liên quan; sửa đổi, bổ sung về đối tượng có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi phù hợp với Luật Đầu tư công 2019 và Luật Đầu tư...
PGS.TS Trần Chủng - Nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) ủng hộ việc quản lý của Nhà nước phải thông qua cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án, thông qua thẩm định thiết kế cơ sở, để kiểm soát đầu vào của mọi dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo các yêu cầu về an ninh Quốc gia, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, an toàn cộng đồng, an toàn sinh mạng và đảm bảo người tàn tật được tiếp cận.
Thấy gì từ báo cáo tài chính quý III/2019 của các ngân hàng?
Theo quan sát, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước trích lập dự phòng) của nhiều ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng rất ít, thậm chí còn là tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nhờ giảm trích lập dự phòng rủi ro mà lợi nhuận trước thuế của đa phần ngân hàng trong hệ thống tăng mạnh.
Chẳng hạn, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu - ACB thực tế tăng 5,3% so với đầu năm. Tuy nhiên, nhờ cắt giảm mạnh chi phí dự phòng, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB được kéo lên 16,4%, đạt 5.561 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới đây của các ngân hàng, mức tăng trưởng cho vay khách hàng của phần lớn các nhà băng đã ở mức hơn 10%, một số đã ở mức trên dưới 20%.
Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB trong 9 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận cho vay khách hàng tăng 28% với dư nợ vượt 123.200 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/9, dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB đạt gần 68 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm.
Dễ nhận thấy, các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng mạnh 9 tháng qua đa phần nằm trong danh sách đã đáp ứng được chuẩn Basel II sớm.
Kinh doanh nước sạch: Càng độc quyền, rủi ro càng cao
Độc quyền trong sản xuất, cung cấp nước sạch là độc quyền tự nhiên. Trước tiên, nước sạch là loại hàng hóa đặc thù, bởi việc bán hàng đi liền với hạ tầng là mạng lưới đường ống truyền tải, cung cấp nước. Hạ tầng này không những phải đầu tư lớn mà còn không phải lúc nào và ai cũng có thể làm được. Mặt khác, không phải cứ có tiền là mua được nước, càng không phải thích mua của ai thì mua. Cũng không phải cứ sản xuất ra là bán được nước sạch, lại càng không phải thích bán cho ai thì bán.
Tóm lại, cả người bán và người mua là cố định, và người quyết định không ai khác chính là chính quyền thành phố. Chính quyền quyết định nhà sản xuất nào cung cấp nước cho địa bàn nào, cũng có nghĩa là người dân nào phải dùng nước của nhà máy nào. Không ai có thể làm khác được.
Chính vì thế, nước Sông Đà nhiễm bẩn, nhưng người dân thuộc khu vực dùng nước sông Đà không thể tự mình chạy sang mua nước của nhà cung cấp khác được. Cho nên, ngay đến như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đứng đầu cái ngành vừa quản lý chuyện nước (tài nguyên), vừa chỉ đạo chuyện sạch bẩn (môi trường), khi trả lời báo chí trong những ngày khủng hoảng nước Sông Đà cũng phải thốt lên rằng, chính ông và gia đình cũng đã phải 3 ngày dùng nước bẩn đó.
Bất động sản lo thiếu vốn
Trong quý 3 vừa qua, lượng giao dịch nhà ở tại Hà Nội xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, và có dấu hiệu phát triển không ổn định; tại Tp.HCM, hầu như không có dự án nhà giá rẻ, nhà xã hội được tung ra thị trường, giá bán căn hộ cũng tăng nhanh; trên toàn quốc, phân khúc nghỉ dưỡng trầm lắng.
"Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do phần lớn các nhà đầu tư phụ thuộc dòng vốn vay ngân hàng không thể có vốn để đầu tư", báo cáo quý của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định.
Diễn biến trên thị trường bất động sản cho thấy, cùng với đẩy mạnh rà soát dự án, việc siết chặt tín dụng dành cho bất động sản đã khiến thị trường này giảm mạnh về nguồn cung sản phẩm nhà ở, đồng thời liên tiếp đối mặt với nhiều khó khăn.
Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, tăng hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt tín dụng bất động sản khi đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 35% vào năm 2020 và 30% trong giai đoạn sau đó, đồng thời có thể nâng hệ số rủi ro với cho vay kinh doanh bất động sản lên 250 - 300%.
Vì sao thiết kế cảnh quan cần yếu tố bản địa?
Lý giải về sự tất yếu của một công trình mang tính bản địa, KTS Lê Tuấn Long cho rằng, xu hướng toàn cầu hóa đã tác động đến Việt Nam song sự du nhập của các phong cách kiến trúc thế giới đã mang tới nhiều công trình không có ngôn ngữ rõ nét hay mang tính chất địa phương, vùng miền. Và điều đáng tiếc là đến nay, Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm kiếm một ngôn ngữ kiến trúc chung.
“Trong xu hướng toàn cầu hóa thì chúng ta phải làm cho nó khác đi, phải biến những công trình của mình trở thành một sản phẩm có bản sắc”, KTS Long khẳng định.
Lý giải về 2 từ “bản địa”, KTS Long giải thích: “Nói đến bản địa là nghĩ tới địa phương vùng miền. Mỗi một vùng đất chúng ta đều nhận thấy có nét riêng. Nếu chúng ta khai thác được yếu tố này sẽ tạo ra được một công trình rất đặc sắc”.