Sai lầm nghiêm trọng liều ôm nhà đất giữa cơn sốt giá rồi gánh lỗ nặng
Những khách hàng đang ở nơi có thị trường bất động sản với giá vừa phải chuyển sang nơi giá bất động sản cao hơn thường mắc lỗi này. Họ muốn tìm được căn nhà ngang diện tích và tiền với nhà cũ nhưng cuối cùng phải thất vọng vì không có. Có những người tin rằng có thể dành nhiều thời gian để tìm mua được ngôi nhà mơ ước nhưng không hiểu rằng việc mua bán bất động sản diễn ra nhanh chóng như thế nào trong lúc thị trường lên "cơn sốt".
Không tìm hiểu về thị trường còn gây ra nhiều hệ lụy như khách không biết giữa lúc giá cả đang "sốt" thì chỗ nào có mức giá hợp lý hơn, có căn nhà nào tốt hơn căn nhà đã xem hoặc xu hướng của thị trường trong ngắn hay dài hạn. Các thông tin này sẽ là một thước đó để tham khảo nhằm đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi nhà đất đang lên "cơn sốt" và tránh bị hớ. Nếu quá vội vàng, bỏ qua yếu tố này có nghĩa khách đã tự mất đi một phần định hướng cho bản thân.
Cho nên, những người môi giới hay đại lý bất động sản nên nói cho khách hiểu về thực tế của thị trường đang nóng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đâu là hướng chủ đạo của thị trường bất động sản năm 2021?
Theo Công ty tư vấn JLL, thị trường bất động sản 2021 sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ so với năm 2020, trong đó dẫn đầu là xu hướng đô thị trong đại đô thị.
Khái niệm "đô thị trong đô thị" hay “bất động sản tích hợp" thường được dùng cho những dự án quy mô lớn, tương đương một thành phố nhỏ, nơi tích hợp nhiều chức năng trong một dự án như: Nhà ở, thương mại, giáo dục, giải trí, và nhiều tiện ích khác.
"Thị trường bất động sản Việt Nam đang dần trưởng thành, người mua nhà ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần", đại diện JLL nhấn mạnh.
Những năm qua, số lượng dự án bất động sản tích hợp đã tăng đáng kể trong thị trường nhà ở Việt Nam. Hạn chế về ngân sách và nhân lực trong quy hoạch phát triển đô thị của Chính phủ đã tạo cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản bước vào “sân chơi” bất động sản tích hợp. Những khu đô thị tích hợp thông minh do các chủ đầu tư trong nước chào bán đạt luôn tỷ lệ ấn tượng.
Tại Hà Nội, kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016, thị trường bất động sản Hà Nội đã chào đón hơn 10.000 đơn vị nhà ở thông minh với tỷ lệ bán trung bình đạt 70%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Một năm vượt khó của các doanh nghiệp bất động sản
Năm 2020 được đánh giá là một năm vượt khó của các doanh nghiệp bất động sản khi những chiến lược đặt ra từ năm 2019 đều bị chặn lại bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy vậy, cùng với nhưng diễn biến khả quan của công tác phòng chống dịch bệnh, càng về những tháng cuối năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản càng tăng tốc gấp nhiều lần để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra.
Báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp mới được công bố đã cho thấy những tín hiệu sáng. Một số doanh nghiệp lần lượt báo lãi. Đứng đầu danh sách đến thời điểm hiện tại là Vinhomes với mức lãi kỷ lục 27.839 tỷ đồng trong năm 2020.
Cụ thể, quý IV/2020, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes đạt 21.512 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ bàn giao 4 dự án: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Symphony.
Lũy kế cả năm 2020, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes ghi nhận đạt 70.890 tỷ đồng, tăng 37% theo năm. Lãi sau thuế của công ty mẹ đạt 27.839 tỷ đồng, tăng 28%.
Quý IV/2020, Văn Phú - Invest cũng ghi nhận doanh thu 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 215 tỷ đồng. Tính cả năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận 312 tỷ đồng, vượt kế hoạch đặt ra.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bình Dương tạo tiền lệ cho doanh nghiệp bất chấp luật pháp?
Cho đến nay, hàng loạt doanh nghiệp xây dựng trái phép nhưng chỉ bị xử phạt mà không bị chính quyền Bình Dương cưỡng chế. Điều này chẳng khác nào tạo tiền lệ xấu cho doanh nghiệp vô tư xây trái phép?
Tạo cơ chế đi ngược quy định của Chính phủ?
Trả lời Reatimes về hướng xử lý các dự án đã bị xử phạt vi phạm hành chính (vì thi công không có giấy phép xây dựng) và quá thời hạn 60 ngày chưa khắc phục, theo quyết định xử phạt, ông Lê Hữu Nhơn Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương cho biết, cơ quan này đã họp với 20 chủ đầu tư.
Tuy nhiên, về kế hoạch sẽ họp với bao nhiêu chủ đầu tư, khi nào họp xong và hướng xử lý như thế nào thì vị Chánh Thanh tra không có câu trả lời. Ông này chỉ thông báo, việc họp riêng với từng chủ đầu tư sẽ được tiếp tục…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao giá thuê văn phòng tại TP.HCM đắt hơn Hà Nội tới 40%?
Số liệu từ Colliers International Việt Nam cho thấy, trong năm 2020, giá thuê văn phòng tại TP.HCM đắt hơn 40% so với Hà Nội.
Cụ thể, tại TP.HCM, giá thuê trung bình của văn phòng hạng A trong năm 2020 dao động trong khoảng 11 triệu đồng/m2/tháng. Văn phòng hạng B có giá khoảng 7,1 triệu - 7,35 triệu đồng/m2/tháng.
Trong khi đó, tại Hà Nội, giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội trong năm 2020 có giá khoảng khoảng 7,13 - 7,36 triệu đồng/m2/tháng; giá thuê văn phòng hạng B là 5,3 triệu đồng/m2/tháng.
Đơn vị này cũng dự báo, năm 2021, giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM tăng nhẹ, khoảng 25 - 50 nghìn đồng/m2/tháng.
Chuyên gia của Colliers International cho biết, sở dĩ mức giá thuê văn phòng tại TP.HCM đắt hơn nhiều so với Hà Nội, là do các tòa nhà văn phòng tại Thủ đô tương đối cũ và ít tiện nghi hơn.
"Dù vậy, trong thời gian tới, với sự ra mắt hàng loạt của các tòa nhà văn phòng mới, hiện đại, các chủ đầu tư kỳ vọng rằng giá thuê ở Hà Nội sẽ dần bắt kịp với TPHCM. Đồng thời, nhu cầu thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng", đại diện Colliers International cho biết.