Lý giải xu hướng Bắc tiến của các đại gia bất động sản
Hiện nay bán kính mở rộng của các thành phố lớn đã quá xa trung tâm, quỹ đất không còn, giá đầu vào tăng gây khó khăn cho việc phát triển dự án.
Nhưng đó chưa phải lý do chính, việc nhìn thấy được tiềm năng, dự đoán được xu hướng là dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích những lợi điểm mà khu vực phía Bắc đang có mới khiến làn sóng dịch chuyển "Bắc Tiến" được diễn ra mạnh mẽ.
Trong hơn 40 năm phát triển, các tỉnh thành phía Bắc được định hướng quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm. Lấy tâm là thủ đô Hà Nội - "Vùng Thủ Đô" với bán kính 50km là một mạng lưới các tỉnh thành vệ tinh như: Vĩnh Phúc – Thái Nguyên – Bắc Giang – Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên, và kết nối thẳng với cảng biển quốc tế Hải Phòng. Các tỉnh thành này đã ưu tiên phát triển cho mình hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh.
Hiện nay hệ thống hơn 800km cao tốc tạo nên một mạng lưới phát triển kinh tế đa trung tâm. Trong đó Hà Nội và Bắc Ninh là "Trung Tâm của Vùng Thủ Đô". Các tỉnh thành trên luôn có mặt trong bảng xếp hạng TOP đầu về thu hút vốn đầu tư công và FDI, nơi đặt trụ sở của rất nhiều tập đoàn dẫn đầu như SamSung, Microsoft, Canon, Nikon, Maple Tree, … kéo theo chuỗi cung ứng hùng hậu.
Biến tướng quy hoạch đến từ tư duy nhiệm kỳ
Luật Quy hoạch 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đã đặt ra yêu cầu thay đổi đối với những bản quy hoạch cũ. Đây là thời điểm để nhiều địa phương đánh giá lại thực trạng phát triển đô thị trong nhiều năm qua. Đồng thời, là giai đoạn để nhìn nhận lại những bất cập, hệ lụy xảy ra từ câu chuyện quy hoạch bị điều chỉnh nhiều lần, từ đó tìm ra định hướng phát triển trong tương lai.
Theo TS.KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Luật Quy hoạch mới đã có sự điều chỉnh thích hợp, trở thành cơ sở để các địa phương xây dựng lại bản quy hoạch mới khoa học hơn. Song, để có được một bản quy hoạch chất lượng thì tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, chủ nghĩa thành tích... cần bị loại bỏ trong quá trình thực hiện và triển khai.
Covid-19 - “Bàn đạp” thúc đẩy thị trường nghỉ dưỡng sinh thái ven đô
Đầu năm 2020, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, nỗ lực đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế (tăng trưởng bình quân từ 8 - 10%/năm).
Du lịch phát triển tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác, trong đó có thị trường bất động sản du lịch. Nhận định chung về tiềm năng của thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, các chuyên gia cho rằng, chừng nào du lịch còn phát triển, chừng đó bất động sản nghỉ dưỡng còn cơ hội tăng trưởng tốt.
Sự xuất hiện của Covid-19 từ cuối năm 2019 như một chướng ngại vật cản trở đà tăng tốc của ngành du lịch nước ta, khi đây trở thành lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh dù dịch bệnh khiến ngành du lịch trở thành một “nốt trầm” thì nghỉ dưỡng ven đô vẫn phát triển theo những thay đổi nhất định. Nhu cầu nghỉ dưỡng thông thường của du khách đã được điều chỉnh mạnh mẽ dưới tác động của Covid-19.
Những thay đổi ấy khiến an toàn được đặt lên hàng đầu. Trong khi trước đây, nhu cầu du lịch đại trà, du lịch theo nhóm đông người là phổ biến thì hiện nay du khách cân nhắc đi du lịch theo nhóm nhỏ, ít người. Đồng thời, thời gian du lịch sẽ rút ngắn hơn, dẫn đến xu hướng tìm những địa điểm gần cho chuyến nghỉ dưỡng.
Quy hoạch giữ vai trò trụ cột trong phát triển đô thị thông minh
Những năm gần đây, Chính phủ ngày càng quan tâm đến phát triển đô thị thông minh. Rất nhiều các cam kết, thoả thuận hợp tác đã được ký kết giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng là các quốc gia, tổ chức đã phát triển thành công đô thị thông minh bao gồm: Hà Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới,… và gần đây nhất là với cộng đồng chung ASEAN để xây dựng mạng lưới đô thị thông minh ASEAN.
Tại Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phát triển đô thị thông minh thực sự là một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần có những “người cùng chơi” có “tầm nhìn” và “tiềm lực”. Việt Nam xác định đô thị thông minh bền vững là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, mục tiêu nhân văn của đô thị thông minh là hướng đến cuộc sống hạnh phúc, sự phát triển toàn diện con người, bảo vệ môi trường và thiết lập hệ sinh thái đô thị bền vững.
Xu hướng dịch chuyển dòng tiền vào phân khúc văn phòng của các nhà đầu tư ngoại
Thị trường văn phòng tại Việt Nam là thị trường thuộc về chủ nhà/chủ đầu tư, trong đó Hà Nội là một trong hai đại diện điển hình với thị trường văn phòng năng động nhất. Nhu cầu cao và diện tích trống hạn chế là động lực giúp chủ nhà/chủ đầu tư tăng giá thuê văn phòng liên tục trong những năm qua.
Theo dữ liệu của Savills Việt Nam năm 2020, trong giai đoạn dịch bệnh, văn phòng tại thị trường Hà Nội duy trì nguồn cầu ổn định cho dù các loại hình bất động sản khác chứng kiến sự suy giảm đáng kể.
Trong 9 tháng 2020, GDP Hà Nội tăng 3,3% theo năm trong khi GDP cả nước tăng 2,1% theo năm. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, năm 2020, GDP Việt Nam sẽ tăng 1,8% YoY khi hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ suy giảm. Với mức dự kiến 6,3% vào năm 2021, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á.