Môi giới địa ốc xoay xở để trụ lại
Từ mức thu nhập bình quân vài chục triệu đồng mỗi tháng, nay giảm xuống chỉ còn vài triệu đồng do ảnh hưởng dịch, nên nhiều môi giới địa ốc phải tìm mọi cách để thích ứng, trụ lại với nghề.
Chị N.T. Nhàn vốn là chuyên viên kinh doanh giỏi của một công ty môi giới bất động sản tại TP. Thủ Đức với thu nhập bình quân trước đây lên tới vài trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, thu nhập giảm dần, đặc biệt kể từ khi làn sóng Covid thứ tư bùng phát, chị phải ở nhà gần 4 tháng qua do công ty tạm thời đóng cửa, trợ cấp cho các nhân viên với mức 2 triệu đồng/tháng.
“Với mức lương đó thì làm sao đủ chi tiêu dù tằn tiện đến mấy, nhưng tôi thấy mình vẫn may mắn hơn nhiều người khác khi không bị nhiễm bệnh, ở nhà mà vẫn có khách hàng hỏi thăm dự án và trao đổi qua lại, thậm chí có khách thương gửi quà chúc bình an mùa dịch. Đó là điều khiến tôi ấm lòng những ngày này khi không thể đi đâu, cũng chẳng thể bán hàng”, chị Nhàn tâm sự và cho biết rất kỳ vọng cuối tháng 9 này thị trường dần mở cửa để đi làm trở lại, vì còn nhiều mối quan hệ không phải nói bỏ việc là bỏ được ngay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Áp lực trong bối cảnh Covid-19, thị trường bất động sản vẫn thích ứng với nhiều triển vọng
Thị trường bất động sản gặp áp lực trước diễn biến khốc liệt của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Tuy nhiên, các phân khúc vẫn hứa hẹn tăng trưởng trở thành kênh hút vốn hậu đại dịch.
Thị trường bất động sản vốn đã gặp khó khăn từ trước khi dịch bùng phát. Hơn 1,5 năm qua, dưới tác động tiêu cực của Covid-19, thị trường ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngay cả khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thị trường vẫn có nhiều thông tin tích cực, sẽ tạo cơ sở cho sự phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm soát. Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội về sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
M&A bất động sản xoay sở trong mùa dịch Covid-19
Tốc độ M&A trên thị trường bất động sản đang chậm lại do các yếu tố hạn chế di chuyển, giãn cách kéo dài, tiến độ pháp lý dự án còn chậm...
Thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự thay đổi lớn, các nhà đầu tư bất động sản trong nước đã mạnh dạn và năng động hơn trong hoạt động mua bán và sát nhập cũng như tìm kiếm các quỹ đất. Dẫn dắt thị trường về số lượng giao dịch thành công là các giao dịch giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Các chuyên gia nhận định vì nhiều lý do trong đó có cả những tác động của Covid-19, khiến tiến độ hoàn thành pháp lý của dự án - yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một thương vụ M&A đang bị chậm lại.
Thực tế, trong 5 năm gần đây thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam có sự thay đổi lớn. Các nhà đầu tư bất động sản Việt Nam đã mạnh dạn và năng động hơn trong hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tìm kiếm các quỹ đất lớn và nhỏ để đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có vị thế tại Việt Nam đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, 3 quốc gia đứng đầu trong hoạt động M&A ở cấp độ dự án hoặc ở công ty tại thị trường bất động sản Việt Nam 15 năm trở lại đây.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều nhà đầu tư lạc quan sốt đất trở lại trong quý IV năm 2021
Dù dịch bệnh kéo dài khiến thị trường bất động sản trầm lắng hơn hẳn, nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều kỳ vọng vào khả năng sốt đất sẽ sớm quay trở lại.
Theo báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm được Savills Việt Nam công bố, quý II/2021 là quý thứ 10 liên tiếp giá bán căn hộ sơ cấp tăng.
Theo đó, giá chào bán căn hộ sơ cấp trung bình là 1.625 USD/m2 (tương đương 37,570 triệu đồng/m2), tăng 7% theo quý và 11% theo năm; trong đó các dự án hạng B tăng mạnh nhất đạt mức 13% theo năm.
Cụ thể, giá sơ cấp đã tăng 14% mỗi năm (kể từ năm 2017) tại quận Cầu Giấy, nơi có các cơ sở chăm sóc sức khoẻ và giáo dục có chất lượng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sự khác biệt của nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn trong quyết định xuống tiền mua bất động sản
Trong cuộc chơi của thị trường luôn có các nhóm những nhà đầu tư khác nhau. Họ là những nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn hạn hoặc dài hạn.
Khi đưa ra lời khuyên về đầu tư, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc chơi của thị trường địa ốc sẽ nghiêng về với nhóm những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Bởi họ là nhóm được đánh giá là có tiềm lực kinh tế, sẵn sàng chờ đợi. Và nhìn trong khoảng thời gian dài, giá đất luôn tăng nhờ sự phát triển của thị trường địa ốc và lợi thế cộng hưởng từ sự đổi thay của cơ sở hạ tầng xung quanh đó.
Các chuyên gia cũng thường khuyến nghị, nhất là trong bối cảnh biến động như hiện nay, những nhà đầu tư không nên xuống tiền với cái nhìn ngắn hạn vì rủi ro rất lớn.
So sánh về lợi nhuận và ưu thế đầu tư, các chuyên gia nghiêng về phía những nhà đầu tư dài hạn vì bài toán kinh doanh của họ luôn đảm bảo nhờ vốn lớn và tiềm năng chắc chắn tăng giá sản phẩm trong khoảng thời gian kéo dài.