Một số rủi ro khi giao kết hợp đồng “hứa mua - hứa bán”
Hợp đồng “hứa mua, hứa bán” thường xuất hiện nhiều trong lĩnh vực mua bán nhà ở và đất đai, ở một số trường hợp cụ thể sau: Bên bán chưa được cấp hoặc đang làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); bán một phần thửa đất nhưng chưa làm thủ tục hoặc đang làm thủ tục tách thửa; bán một phần hoặc toàn bộ thửa đất nhưng GCNQSDĐ đang thế chấp tại ngân hàng; Mua căn hộ, đất thuộc dự án đang trong quá trình xây dựng chưa được hoàn thành...
Tất cả các trường hợp này hầu hết đều chưa đủ điều kiện chuyển nhượng bất động sản theo quy định của Luật Đất đai 2013. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà người đang sử dụng đất cũng như người mua sẵn sàng ký hợp đồng “hứa mua, hứa bán” tài sản trong tương lai. Các chủ thể khi giao kết hợp đồng này có thể gặp những rủi ro, cụ thể như sau:
Bên bán vi phạm hợp đồng hứa mua bán: Thường thì theo hợp đồng dạng này, bên mua chưa sở hữu tài sản nhưng tiền thì đã giao cho bên bán một phần hoặc là toàn bộ. Do vậy sau một thời gian có thể xảy ra trường hợp bên bán không thực hiện được hợp đồng; hoặc giá bất động sản tăng cao làm bên bán đổi ý... gây ra tranh chấp. Dù những tranh chấp này có thể khởi kiện tại tòa nhưng sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá nhà phố, biệt thự TP.HCM liệu còn tăng?
Ông Hồ Đắc Duy, Quản lý Cấp cao Bộ phận kinh doanh Nhà ở của Savills cho biết, trong những năm gần đây mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến động tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận đối với bất động sản liền thổ có mức độ tăng giá khá cao dao động từ 20-25%/năm. Thậm chí tại một số dự án, khu vực giá thị trường thứ cấp tăng 40-50%/năm.
Chia sẻ về phân khúc nhà phố, biệt thự tại TP.HCM, chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng, trong quý 2/2022 của Savills, nguồn cung bất động sản liền thổ đang dần phục hồi trải dài khắp TP.HCM. Nguồn cung xây sẵn sơ cấp tăng 18% theo quý và 1% theo năm đạt 577 căn. Nguồn cung mới đóng góp hơn 370 căn hay 64% nguồn cung sơ cấp từ 6 dự án mới và 3 giai đoạn tiếp theo tại TP. Thủ Đức, Quận 12, Bình Chánh và Nhà Bè góp phần tăng 22% theo quý. Cùng với đó, nguồn cung đất nền sơ cấp cũng tăng 10% theo quý với 221 nền nhưng giảm 17% theo năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thu nhập của người dân không theo kịp giá nhà
Theo dự báo, giá căn hộ chung cư sẽ còn tiếp tục tăng thời gian tới do nguồn cung hạn hẹp, trong khi thu nhập của người dân không theo kịp giá nhà đã khiến không ít người phải từ bỏ ước mơ an cư.
Chị Nguyễn Ngọc Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, kế hoạch mua nhà được ấp ủ nhiều năm qua của vợ chồng chị lại tiếp tục bị gác lại. Lý do là hiện giá nhà đã tăng quá cao, vượt quá khả năng tài chính. Trong khi nếu vay ngân hàng một khoản quá lớn thì lương nhân viên của cả hai vợ chồng sẽ không thể gánh vác vì còn phải nuôi 2 con nhỏ ăn học.
Chị Mai cho biết, đầu năm 2020, sau nhiều năm tiết kiệm được một khoản, vợ chồng chị nhắm mua một căn hộ bình dân tại dự án The Golden An Khánh. Căn 2 phòng ngủ khi đó giá chỉ khoảng 1,3 tỷ đồng. Sau khi cân đối tài chính, vợ chồng chị tạm gác lại dự định mua nhà, cùng nhau cố gắng gia tăng thu nhập. Dự định sẽ lùi lại một hai năm để không phải vay ngân hàng quá nhiều, đỡ bị áp lực. Vừa qua, khi số tiền tích lũy đã có được gần 800 triệu đồng, vợ chồng chị khởi động lại việc mua nhà. Với số tiền tiết kiệm, cùng vay thêm gia đình, số còn thiếu sẽ vay ngân hàng. Thế nhưng khi quay lại tìm hiểu ở mua nhà ở khu vực này, giá căn hộ đã tăng lên 1,7-1,8 tỷ đồng/căn hộ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Gấp rút triển khai xây dựng đô thị vệ tinh
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn gồm các khu 1, 2, 4, 5 và 6, tỷ lệ 1/2.000 thuộc các xã Phù Linh, Tiên Dược, Mai Đình, Đông Xuân, Quang Tiến, Phù Lỗ và thị trấn Sóc Sơn. TP. Hà Nội cũng đang khẩn trương lập các quy hoạch phân khu đô thị cấp độ 2 nhằm triển khai cụ thể hóa quy hoạch chung các đô thị vệ tinh.
Việc quy hoạch xây dựng thêm 5 đô thị vệ tinh ở Hà Nội mang đến kỳ vọng giải quyết được nhiều vấn đề “nóng” hiện nay của Thủ đô đó là: Giãn dân, liên kết vùng, thêm không gian để phát triển kinh tế…
Theo đó, quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác định Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Trong đó, 4 đô thị vệ tinh: Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn, Sơn Tây được TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2015 với tổng diện tích khoảng 20.388,3ha, riêng đô thị vệ tinh Hòa Lạc có diện tích 17.274ha được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung vào tháng 5/2020. Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải nhiều chức năng cho đô thị trung tâm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội chỉ phê duyệt dự án chung cư khi đảm bảo hạ tầng giao thông
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, các sở ngành của Hà Nội kiến nghị UBND TP chỉ phê duyệt đầu tư khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu và quy định...
Theo Sở GTVT Hà Nội, trong 10 năm qua, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút được kiềm chế. Đặc biệt, trong năm 2013, trên địa bàn thành phố có 67 điểm ùn tắc, đến nay chỉ còn 31 điểm.
Tuy nhiên, trên một số tuyến đường chính, trục đường xuyên tâm như Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh - Đại La - Minh Khai, Kim Mã… vẫn còn xảy ra tình trạng phương tiện di chuyển khó khăn vào khung giờ cao điểm.
“Tình trạng ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường vào nội đô, cửa ngõ ra vào thành phố, còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm, các dịp lễ, tết”, Sở GTVT Hà Nội nêu rõ.
Xem thông tin chi tiết tại đây