Năm 2022, sốt đất có xảy ra?
Năm 2021, sốt đất đã xảy ra ồ ạt tại rất nhiều địa phương khiến nhiều người lo ngại kịch bản này sẽ bùng phát trở lại, nhiễu loạn thị trường bất động sản năm 2022.
Sau một thời gian ngưng sốt, những ngày cuối năm 2021, thị trường bất động sản lại rục rịch “nổi sóng” ở nhiều khu vực trên cả nước. "Thị trường bất động sản đang sốt", đó là đánh giá của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, cơn sốt này sẽ “sớm tàn” dù đang sôi động bởi thiếu cơ sở nền tảng. Cơn sốt đất cuối năm 2021 hình thành dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về thị trường sau dịch.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cho rằng, cơn sốt đất sẽ khó có thể xảy ra vào năm 2022.
Gần 3 thập kỷ qua bất động sản chứng kiến 4 lần sốt đất và 3 đợt đóng băng với chu kỳ lặp lại sau mỗi 7 - 8 năm. Công ty Propzy vừa công bố nghiên cứu Chu kỳ bất động sản Việt Nam trong 28 năm (bắt đầu từ năm 1993 đến nay) cho thấy, 7 năm diễn ra "sốt đất" một lần và những cột mốc đóng băng xuất hiện sau 8 năm.
Cụ thể, giai đoạn 1993 - 1994 thị trường bất động sản xảy ra đợt sốt đất lần đầu tiên. 7 năm sau, tức vào năm 2000 thị trường mới xuất hiện đợt sốt đất lần thứ hai và cơn sốt này kéo dài âm ỉ sang các năm 2001 - 2002.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản bước vào năm 2022: Nhiều xung lực và tín hiệu lạc quan
Bỏ lại những tổn thương của năm 2021, các chuyên gia cho rằng, khi bước sang năm 2022, thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng hồi phục, ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan nhờ sở hữu những xung lực sẵn có.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giữ gìn bản sắc nông thôn trong dòng chảy đô thị hóa
Cơn lốc đô thị hóa đã làm kiến trúc cảnh quan nông thôn trở nên khó nhận diện, thậm chí trở thành bản sao chép thô kệch của đô thị và dần rời xa các yếu tố văn hóa, bản sắc.
Quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian qua đã góp phần hình thành nên những cấu trúc không gian mới tại các khu vực ngoại thành như các khu, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, đặc biệt là các khu đô thị mới ở vùng ven đô. Tuy nhiên, quá trình phát triển này đã có tác động mạnh tới cảnh quan vùng nông thôn. Cấu trúc không gian bị biến đổi một cách nhanh chóng mà không có kiểm soát.
Hay nói một cách khác, kiến trúc nông thôn dường như đang “nhại” lại kiến trúc của thành thị với sự xuất hiện của những nhà ống, nhà dạng "hộp" và những con đường bê tông, đường nhựa được xây dựng với mật độ càng ngày càng cao. Hình ảnh thôn quê giàu truyền thống và những giá trị cốt lõi đang dần mất đi và bị biến đổi một cách lộn xộn với muôn kiểu cóp nhặt. Trong dòng chảy của hiện đại hóa, nông thôn dường như bị “lãng quên” bởi thiếu đi sự định hướng về quy hoạch, hướng dẫn về kiến trúc.
Vậy, phải hiện đại hóa nông thôn như thế nào để vừa phù hợp với dòng chảy phát triển vừa giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống? Đi sâu vào câu chuyện này, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với TS. KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2022, kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ phân hoá theo “câu chuyện riêng“
Ngành Ngân hàng (triển vọng nới room ngoại) và ngành Bán lẻ (do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén) dự kiến sẽ là 2 nhóm ngành chủ đạo của những tháng đầu năm 2022.
Trong báo cáo mới được công bố, Dragon Capital cho rằng, việc thị trường điều chỉnh gần đây mang trạng thái thận trọng hơn là hoảng sợ. Dư nợ cho vay margin đạt mức kỷ lục vào tháng 11 đã khiến nhiều công ty chứng khoán tái khởi động cuộc đua tăng quy mô vốn.
VNDirect và SSI công bố kế hoạch tăng tổng 11,5 nghìn tỷ đồng vốn mới, một tín hiệu sẽ sớm kéo theo sự gia tăng của các công ty chứng khoán khác. Nhiều nhà đầu tư lo lắng rằng, dự nợ margin tăng không ngừng và đạt kỷ lục bởi sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ là cảnh báo thị trường có thể sớm đi vào một chu kỳ điều chỉnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phó Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường vật liệu xây dựng
Văn phòng Chính phủ có Công văn số 9585/VPCP-CN ngày 30/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Xây dựng chủ động thực hiện các biện pháp để bình ổn thị trường vật liệu xây dựng theo thẩm quyền; kiểm tra, hướng dẫn Sở Xây dựng tại các địa phương trong việc công bố giá vật tư, vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc bình ổn thị trường; công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quy định và phù hợp với biến động của thị trường, bảo đảm quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.