Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản công nghiệp thay đổi để bắt kịp xu hướng

Thứ Sáu, 31/12/2021 - 10:30

Bất động sản công nghiệp thay đổi để bắt kịp xu hướng; Lo ngại "bong bóng" bất động sản;... là những thông tin bất động sản nổi bật trong 24h qua.

Bất động sản công nghiệp thay đổi để bắt kịp xu hướng

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng bức tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/12, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, theo số liệu từ Bộ Xây dựng, tính riêng thị trường bất động sản trong khoảng 10 tháng đầu năm đã thu hút khoảng hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài FDI đã chảy vào Việt Nam.

Theo một báo cáo gần đây của Savills Việt Nam thời gian qua, các nhà đầu tư ngoại vẫn thực hiện nhiều thương vụ mua bán sáp nhập ở nhóm dự án nhà ở, nhóm bất động sản công nghiệp. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản hồi phục tích cực trong 3 tháng tới

Trong 3 tháng tới, nhiều thông tin tích cực về yếu tố vĩ mô, chính sách đầu tư, quy hoạch sẽ thúc đẩy việc mua bán bất động sản nói chung và đất nền nói riêng.

Tại Hội thảo trực tuyến “Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022”, nhiều chuyên gia đã có những nhìn nhận về sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, chính sách đầu tư, quy hoạch đối với thị trường bất động sản.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đại dịch Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng kép trên toàn cầu, bắt đầu là khủng hoảng y tế và kéo theo là khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đại dịch cũng đòi hỏi các quốc gia phải nhìn nhận lại cách thức phát triển.

Ông Thành cho hay, năm 2021, việc thực thi các gói hỗ trợ có tốt hơn nhưng lại thiếu tính quyết liệt. Tỷ lệ tiếp cận được hỗ trợ của Nhà nước từ phía người dân, người lao động, doanh nghiệp còn thấp. Mỗi gói có một tỷ lệ khác nhau. Đồng thời, do quá bận rộn với việc chống dịch nên tiến trình cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế, ví dụ như cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn có phần chậm và bị trùng xuống.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lo ngại "bong bóng" bất động sản

Thời gian gần đây, cơn sốt đất diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này cũng xuất phát từ việc dịch bệnh vẫn phức tạp khó có thể kinh doanh ngành nghề khác. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng lo ngại về yếu tố lạm phát nên muốn tìm kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền không bị mất giá.

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, đầu tư vào đất đai mà mang tính đầu cơ, kiếm lời là một trong những nguy cơ, ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế trong tương lai.  

Phân tích về nhận định trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, do lượng vốn trên thị trường có hạn, nhưng nếu đầu cơ vào đất đai thì nó sẽ buộc chúng ta để lượng vốn "chết" trên mảnh đất đó.

"Rõ ràng dòng vốn vào kinh tế nó sẽ giảm đi. Nó tạo ra sự thiếu hụt dòng vốn cho thị trường sản xuất - kinh doanh, đặc biệt gây khó khăn cho đà phục hồi kinh tế", ông Thịnh nhấn mạnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền tiếp tục “chiếm sóng” thị trường bất động sản 2022

 

Đất nền là một trong những phân khúc chịu “cú đòn” đau nhất từ dịch Covid-19, nhưng sản phẩm này lại ghi nhận tốc độ phục hồi mạnh mẽ trên thị trường.

Bằng chứng là, khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 ập đến, đất nền là phân khúc chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng nhất về nguồn cung và nhu cầu giao dịch trên thị trường. Báo cáo quý III/2021 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, nguồn cung phân khúc đất nền giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 4% so với quý trước đó. Các địa phương gần như không có nguồn cung mới. Đáng chú ý, sức cầu toàn thị trường ở mức rất thấp do trong quý III, các tỉnh phía Nam siết chặt biện pháp cách ly toàn xã hội. Theo đó, thanh khoản của phân khúc này cũng ở mức rất thấp, có xu hướng giảm giá cục bộ ở một số dự án và khu vực.

Tuy nhiên, ghi nhận từ giữa tháng 9/2021 đến nay, khi nhiều tỉnh thành bắt đầu nới lỏng giãn cách và rục rịch mở cửa lại kinh tế, chuẩn bị giao thương trở lại với các tỉnh thành lân cận, mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền đã bật tăng trở lại nhanh chóng, trong khi nhiều phân khúc vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phục hồi. Thậm chí vào thời điểm cuối năm 2021, đất nền đã sốt trở lại tại một số điểm nóng trước đó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Copenhagen và con đường trở thành Thủ đô Kiến trúc của thế giới

Copenhagen (Đan Mạch) đã được UNESCO vinh danh là “thành phố kiến trúc toàn cầu năm 2023” với những nỗ lực tuyệt vời trong xây dựng kiến trúc đô thị bền vững.

Năm 2021, Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 26) diễn ra tại thành phố Glasgow, Vương quốc Anh đã ghi nhận cam kết của nhiều quốc gia trên thế giới về đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050, trong đó có Việt Nam. Cam kết đặt ra những mục tiêu cụ thể về giảm phát thải khí CO2, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều hành động khác nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. 

Theo TS. Đỗ Nam Thắng, chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia Úc, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam có thể được coi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu đạt được cam kết này, Việt Nam có thể đưa vị thế quốc gia hội nhập cùng với 140 quốc gia khác cũng cam kết thực hiện net zero vào năm 2050.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top