Nhiều bất động sản "khủng" được ngân hàng rao bán để siết nợ
Hàng loạt tài sản bất động sản thế chấp cho các khoản nợ vay đang được ngân hàng mang ra bán đấu giá để siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Mới đây, BIDV ra thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).
Cụ thể, tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Chơn Thành, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, gồm quyền sử dụng 10.000m² đất và nhà máy xi măng Bình Phước. Tổng mức giá khởi điểm là 31,5 tỷ đồng.
BIDV Đống Đa mới đây cũng tổ chức bán đấu giá lô tài sản gồm 6 quyền sử dụng đất tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với tổng giá khởi điểm gần 12 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giải quyết vướng mắc trong quản lý vận hành nhà chung cư
Theo Bộ Xây dựng, Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành phần sở hữu chung trong nhà chung cư.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Ngân Lực về một số vướng mắc về đơn vị quản lý vận hành và phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
Theo Bộ Xây dựng, tại khoản 4 Điều 27 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 06/2019/TT-BXD ngày 31/10/2019 của Bộ Xây dựng) quy định mỗi tòa nhà chung cư chỉ có 01 đơn vị quản lý vận hành để quản lý vận hành phần sở hữu chung của tòa nhà.
Cùng đó, tại điểm a khoản 1 Điều 39 Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có quyền sở hữu, sử dụng phần sở hữu riêng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản dịch chuyển từ Hà Nội sang TP.HCM
Chuyên trang Batdongsan ghi nhận mức độ quan tâm đến bất động sản tại TP.HCM trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong khi Hà Nội chỉ tăng 4%.
Theo đó, lượt tìm kiếm bất động sản toàn thị trường Hà Nội chỉ tăng 4% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2021, trong khi TP.HCM đạt mức tăng 17% và tăng ở hầu hết loại hình.
Cụ thể, mức độ quan tâm đến chung cư, nhà riêng và đất của TP.HCM tăng lần lượt là 17%, 9% và 8%.
Lý giải xu hướng này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan cho rằng một phần lớn nhà đầu tư bất động sản ở miền Nam đến từ miền Bắc, trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, họ đã rút tiền về đầu tư vào các khu vực lân cận khiến cho sự quan tâm đối với bất động sản phía Bắc tăng khá mạnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trả lời gần 70 đề xuất của huyện Hoài Đức - Đông Anh
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, huyện Hoài Đức cần tập trung cho các nhiệm vụ để triển khai dự án đường Vành đai 4; trong đó tập trung cho giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.
Chiều 23/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2022; Đề án xây dựng huyện thành quận và triển khai dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trả lời trực tiếp từng nội dung 33 đề xuất của huyện.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, huyện Hoài Đức cần tập trung cho các nhiệm vụ để triển khai dự án đường Vành đai 4; trong đó tập trung cho giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.
“Phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giao chỉ tiêu cho từng cá nhân, từng xã, thành nội dung cam kết thi đua đảm bảo đạt kế hoạch", Chủ tịch UBND Thành phố nói, đồng thời nhấn mạnh, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở vào cuộc đảm bảo sự thống nhất đồng bộ; các sở ngành không thể chậm trễ…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án “treo” và trách nhiệm trước nhân dân
Thời gian qua, thấu hiểu nỗi khổ của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án treo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để rà soát nhằm xóa bỏ, làm khơi thông các dự án...
Công trình chậm tiến độ, "trùm màn đắp chiếu", xảy ra tại nhiều địa phương, khiến cuộc sống nhiều gia đình khó khăn, nhiều người vất vả. Tiền của dân nằm ở đó cả. Dự án càng chậm càng bị đội vốn đầu tư, công trình không đưa vào sử dụng không phát huy được hiệu quả đầu tư, tiền vay nợ phải trả lãi suất, chậm ngày nào tăng tiền lãi ngày đấy.
Tại phiên họp Chính phủ tháng 8/2022, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, "tiền để đấy không tiêu được" là "rất xót ruột và sốt ruột".
Cũng trong phiên họp Chính phủ nêu trên, Thủ tướng đã chỉ ra đúng căn bệnh trong việc chây ỳ các dự án đầu tư, đó là tinh thần thiếu trách nhiệm, là sự vô cảm. Theo Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương "là những người nắm rõ nhất việc này, chúng ta nắm giữ các nguồn lực mà nhìn thấy những ách tắc thì chắc chắn phải sốt ruột, lo lắng, trăn trở, trừ những người vô cảm".