HoREA: Nghịch lý biệt thự trăm tỷ nở rộ, thiếu nhà giá 1 tỷ
Cảnh báo về một số dấu hiệu “bất ổn”, đáng quan ngại của thị trường bất động sản do đang có biểu hiện giảm tốc, chững lại, giảm thanh khoản, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, tình trạng lệch pha cung - cầu, thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở.
Cùng đó, tình trạng lệch pha phân khúc thị trường, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp, đặc biệt là rất thiếu nguồn cung nhà ở có giá vừa túi tiền có giá dưới 2 tỷ đồng/căn và nhà ở xã hội, tác động trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người yếu thế trong xã hội là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.
Cụ thể loại nhà ở bình dân dưới 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM, năm 2020 chỉ chiếm 1%; năm 2021 và hiện nay không còn nhà ở vừa túi tiền (0%); trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, còn lại 26% là nhà ở trung cấp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá căn hộ Hà Nội tăng phi mã, người mua thực chới với
Đầu năm 2021, vợ chồng anh Lê Xuân Hùng, nhân viên văn phòng một công ty truyền thông tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) bắt đầu hành trình tìm nhà. Do cả hai vợ chồng mới đi làm, chưa có nhiều tích luỹ nên các căn hộ giá rẻ xa trung tâm là lựa chọn khả dĩ nhất.
Thời điểm đó, anh Hùng và vợ đi xem dự án The Terra An Hưng ở quận Hà Đông với giá bán khoảng 25 triệu đồng/m2. Căn hộ 2 ngủ 2 vệ sinh rơi vào khoảng giá 1,8 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án còn quỹ căn mới có mức giá dễ chịu. Cách vị trí dự án này không xa là Đại đô thị Vinhomes Smart City Tây Mỗ đang mở bán các phân khu The Miami, Imperia; tiến vào quận Cầu Giấy có dự án The Nine (đường Phạm Văn Đồng)... Song, mức giá tại các dự án này đều khá cao, dao động 37 - 60 triệu đồng/m2, nên anh chị đều ngậm ngùi tìm lựa chọn khác.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế: Tăng trưởng xanh, bền vững là ưu tiên hàng đầu
Ở Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung, đô thị sông, biển có các đặc trưng riêng biệt, mang nhiều màu sắc và tiềm năng phát triển, trong đó Cố đô Huế gắn liền với dòng sông Hương và có biển nằm trong thành phố. Bờ biển trải dài khoảng 120km là thế mạnh để phát triển du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng và nhiều hạ tầng xã hội khác. Tuy nhiên đô thị sông, biển vùng di sản cần được định vị, xác lập tầm nhìn và quy hoạch để vừa có thể phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm lực kinh tế và giá trị độc tôn của vùng đất di sản, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng tính kết nối giữa các địa phương. Đồng thời, thu hút các nguồn lực của doanh nghiệp để kiến tạo nên những công trình đẳng cấp, giàu giá trị văn hóa trong thời kỳ mới cũng như quảng bá tiềm năng, cơ hội và đề các xuất các chính sách mới.
Liên quan những vấn đề nói trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ Tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã dành cho Reatimes cuộc phỏng vấn với nhiều thông tin nổi bật về những chiến lược, chính sách, giải pháp... mà tỉnh đã, đang và sẽ triển khai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chuyên gia dự báo những khu vực đất nền sẽ giảm giá
Sau thời gian "sốt nóng" cục bộ ở nhiều địa phương, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại. Đơn cử, năm 2021, thị trường bất động sản Quảng Ninh tại TP. Hạ Long, Móng Cái, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên sôi động, có nơi "sốt nóng". Thế nhưng, hiện tại, giá đất tại khu vực trên bắt đầu đi ngang.
Đất nền tại khu đô thị Tân Việt Bắc (thị xã Đông Triều) hiện được chào bán và giao dịch ở mức 20 - 22 triệu đồng/m2, ngang bằng mức giá của năm 2021. Tương tự, đất tại Vĩnh Lâm (Mạo Khê) cũng được chào bán ở mức giá của năm ngoái là 18 - 20 triệu đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sắp diễn ra Hội thảo: Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới
Được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES sẽ tổ chức Hội thảo: "Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới" vào ngày 3/8.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần bình quân cả nước… Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước.