"Thị trường BĐS cuối năm 2016 sôi động hơn khi ngân hàng dồn dập giảm lãi suất"
GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định, có 2 tín hiệu đáng mừng trong thị trường bất động sản cuối năm 2016, đó là: một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khả năng chi phí vốn thấp đi, thị trường BĐS sẽ có lợi hơn rất nhiều; đồng thời càng cuối năm, lượng giao dịch ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng càng tăng mạnh.
Xem chi tiết bài tại đây.
Thêm cơ hội cho người dân mua nhà giá rẻ
Từ ngày 15/11, toàn bộ diện tích được Nhà nước giao, cho thuê để xây dựng nhà ở xã hội sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính. Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ dự án nhà ở xã hội kết thúc, việc miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất tại các dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp người dân có thêm cơ hội mua nhà với giá rẻ.
Xem chi tiết bài tại đây.
Chính sách nhà ở xã hội “đang bị bóp méo và trục lợi”
Trong chất vấn gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu vấn đề: Nhà ở xã hội là chính sách tốt đẹp của Nhà nước dành cho người thu nhập thấp. Đi liền với chính sách đó, Chính phủ đã phải dành một phần ngân sách không nhỏ để thực hiện chính sách này. Tuy nhiên trên thực tế, chính sách này đang bị bóp méo để trục lợi, mà nguyên nhân là do buông lỏng quản lý nhà nước.
Ông Cương dẫn chứng một số căn hộ thuộc nhà ở xã hội như tòa nhà Bắc Hà Lucky Building (30 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã bị đập thông nhau thành những phòng có diện tích lớn hơn 100m2, sai với thiết kế ban đầu.
Ông Cương chất vấn Bộ trưởng: "Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ có nắm được thông tin này không? Quan điểm của Bộ khi chính sách nhà ở xã hội đang bị trục lợi?
Cạnh đó, một trong những ưu đãi với người mua nhà ở xã hội là gói vay 30.000 tỉ đồng nhưng những đối tượng được vay lại làm sai mục đích ban đầu, như vậy xử lý thế nào? Có phải bồi hoàn hay trả lãi theo lãi suất vay thương mại hay không?".
Xem chi tiết bài tại đây.
Bất động sản TP.HCM: Căn hộ trung, cao cấp giá tăng, thanh khoản tốt
Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý III/2016 của CBRE Việt Nam, thị trường đón nhận tổng cộng 8.016 căn hộ mới từ 23 dự án, trong đó có 13 dự án mới hoàn toàn và 10 dự án là chào bán giai đoạn sau.
Đáng chú ý, số lượng căn hộ bán ra tăng đến 32% so với quý trước đó, đạt 7.811 căn. Con số lạc quan này là kết quả của cuộc đua tung chiến lược bán hàng và phương thức thanh toán cạnh tranh giữa các chủ đầu tư cũng như sự hùng hậu của đội ngũ bán hàng.
Nguồn cung mới của phân khúc cao cấp chiếm khoảng 29% tổng nguồn cung mới, chủ yếu đến từ dự án Millenium ở quận 4 và Hà Đô Centrosa ở quận 10. Khu Nam tiếp tục ghi nhận một lượng lớn các căn hộ chào bán trong quý III/2016, với 7 dự án, chiếm 44% tổng nguồn cung chào bán mới.
Xem chi tiết bài tại đây.
TP.HCM: Cuộc đua làm nhà giá rẻ cho người trẻ quay trở lại
Trong số 13 triệu dân tại TPHCM thì có khoảng 500.000 gia đình cần chỗ ở cấp thiết. Hầu hết trong số này là những người thuộc nhóm khách hàng trẻ tuổi. Nắm bắt cơ hội này, sau một thời gian theo đuổi BĐS cao cấp thì nhiều chủ đầu tư BĐS đang quay lại với phân khúc nhà ở hợp túi tiền.
"Tình trạng mất cung cầu trên thị trường hiện nay là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp BĐS bắt đầu quay trở lại phân khúc nhà ở có giá trị phù hợp dành cho nhu cầu ở thực có giá từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng", ông Ngô Quang Phúc - Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land cho biết.
Xem chi tiết bài tại đây.
Ông Nguyễn Trần Nam: "Trong 2-3 năm tới vẫn chưa thể đánh thuế căn nhà thứ hai"
Tại hội thảo Thị trường BĐS Việt Nam 2016 chủ đề "Xây dựng tương lai" diễn ra ngày 15/11 ở TP.HCM, ngoài việc phân tích thị trường BĐS trong năm 2017 có xuất hiện bong bóng hay không, các chuyên gia còn xoáy sâu vào việc đánh thuế căn nhà thứ 2.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, tại Việt Nam, để sở hữu ô tô còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi giá trị của ô tô rẻ hơn BĐS thì không lẽ nào hàng hóa đặc thù này không bị đánh thuế. Ô tô thì có thể có hoặc không, nhưng nhà ở thì ai cũng hướng tới.
Ngôi nhà sở hữu đầu tiên không đánh thuế vì là nhu cầu thiết yếu, nhưng sở hữu ngôi nhà thứ 2 trở lên đã được xem như người giàu nên phải tiến hành thu thuế. Không thể có nhiều căn nhà bỏ hoang, cho thuê mà không có trách nhiệm với Nhà nước. Cho nên việc áp dụng sắc thuế này là hoàn toàn cần thiết.
Tuy nhiên, trong thời gian khi ông Nam còn đương chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì dự thảo chính sách này cũng đã một vài lần trình lên Chính phủ xem xét nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Do đó, trong tình hình hiện nay, ông Nam cho rằng 2-3 năm tới chính sách đánh thuế căn nhà thứ 2 vẫn vẫn chưa được thực thi, sức mua của thị trường sẽ tiếp đà tăng cao.
Xem chi tiết bài tại đây.