Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền tỉnh lẻ

Thứ Tư, 11/03/2020 - 10:45

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền tỉnh lẻ, Hà Nội ra “tối hậu thư” xử lý vi phạm tại mương Phan Kế Bính, Nghĩa Đô; Bất động sản TP.HCM: Các nút thắt được tháo dần...là các thông tin được quan tâm 24h qua

Nhà đầu tư vẫn âm thầm “săn” đất nền tỉnh lẻ

Phân khúc đất nền, nhà phố và BĐS công nghiệp được nhiều chuyên gia nhận định là không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những nhà đầu tư nhạy bén vẫn đang tích cực tìm kiếm, "xuống tiền" ở những dự án tiềm năng.

Thị trường BĐS dù đang gặp nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên ở một số phân khúc BĐS vẫn cho thấy những điểm sáng. 

Đồng thời, Chính phủ đang rất nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút giới đầu tư. Đây chính là cơ hội cho các địa phương đang hướng đến thu hút FDI và phát triển công nghiệp. Và Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước đang được kỳ vọng là trung tâm công nghiệp mới của khu vực Đông Nam Bộ.

Khung cảnh lễ mở bán một dự án ở Bình Phước vào cuối tuần qua. Rất nhiều khách hàng vẫn "xuống tiền" trước bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: Hạ Vy

Theo các chuyên gia trong ngành, trong khi một bộ phận khách hàng e ngại đầu tư trong giai đoạn này, thì những NĐT nhạy bén xem mùa dịch nCoV là cơ hội sở hữu BĐS bởi chính giai đoạn khó khăn, các chủ đầu tư lớn sẽ tung ra rất nhiều chính sách chiết khấu và ưu đãi lớn. Nhiều NĐT có tầm nhìn dài hạn sẽ nhận thấy điều này và “vào” thị trường ở thời điểm khó khăn.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội ra “tối hậu thư” xử lý vi phạm tại mương Phan Kế Bính, Nghĩa Đô

UBND TP. Hà Nội ban hành văn bản chỉ đạo khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (phường Cống Vị, quận Ba Đình) và mương Nghĩa Đô (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính; Chủ tịch UBND các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm (đối với các nội dung còn chưa thực hiện xong) tại Dự án cống hóa mương Phan Kế Bính và mương Nghĩa Đô, gửi báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra thành phố để tổng hợp trước ngày 20/3/2020.

Đối với những nội dung còn vướng mắc, các đơn vị phải báo cáo rõ lý do, đề xuất biện pháp xử lý, dự kiến thời hạn hoàn thành việc xử lý.

Theo Thông báo số 609/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy CNQSD đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô trên địa bàn TP. Hà Nội nêu rõ: Theo quy định của pháp luật về đất đai thì mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy CNQSD đất.

Vì vậy, việc UBND TP. Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp giấy CNQSD đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản TP.HCM: Các nút thắt được tháo dần

Một tín hiệu sáng tiếp theo cũng được giới chuyên môn đánh giá cao là việc Sở Xây dựng TP.HCM chính thức có văn bản đồng ý cho 3 dự án đầu tiên kể từ đầu năm đến nay được ký hợp đồng bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Những nút thắt đang dần được tháo gỡ, thị trường bất động sản TP.HCM dự báo sẽ sớm trở lại đà phát triển

Đặc biệt, động thái được cho là làm “mát lòng” không ít doanh nghiệp địa ốc là ngay sau Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền Thành phố với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành công văn khẩn chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm đề xuất giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, việc lãnh đạo TP.HCM nỗ lực “cởi trói” cho các dự án bị ách tắc thủ tục là một tin rất đáng hoan nghênh. Bởi một khi thị trường đã khơi thông, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đưa những dự án có vướng mắc đất công khác lên để xin phép gỡ khó và triển khai dự án mới.

Xem chi tiết tại đây

Đầu tư đất nền tỉnh lẻ 2020: Đã hết thời "lướt sóng"?

Một vài cơn sốt ảo "đến nhanh, đi chóng vánh" đầu năm nay đã cho thấy câu chuyện đầu tư đất nền không còn nhiều cơ hội cho đầu tư lướt sóng ăn may, thay vào đó là rủi ro “chôn vốn”.

Đầu năm 2020, thị trường bất động sản khá ảm đạm khi nguồn cung tiếp tục khan hiếm, hàng loạt doanh nghiệp trì hoãn việc ra quân bán hàng. Chưa hết mối lo “lâm nguy” do pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng lại bị ảnh hưởng nặng bởi tình hình dịch bệnh. 

Có những địa phương người dân khi thấy đất đai sôi động, lên giá hàng ngày thì cũng mang đất, mang nhà mình đi bán, hoặc mua đất qua tay, tham gia vào vòng xoáy sốt đất. Sau khi cơn sốt đi qua thì có khi chính họ là những người ôm đất cuối cùng nhưng có thể đã mất luôn cái nhà.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, giá trị bất động sản luôn luôn được hình thành và tăng tỷ lệ thuận với giá trị đầu tư thực tế vào hệ thống hạ tầng đô thị, giao thông và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Do vậy, ông Đính cho rằng, nhà đầu tư nhỏ lẻ cần cẩn trọng, tỉnh táo và có tầm nhìn dài hạn khi lựa chọn đầu tư đất nền. Theo đó, cần xem xét kỹ vị trí đầu tư, chủ đầu tư và yếu tố pháp lý trước khi đưa ra quyết định đầu tư, không đầu tư theo đám đông

Xem chi tiết tại đây

Sửa đổi Nghị định 20: Cần đặt lại câu chuyện từ gốc!

Theo Luật sư Trần Minh Hải, cần đặt lại vấn đề từ gốc bởi đối tượng mà Nghị định 20 hướng đến đang sai lệch.

"Quy định về chi phí tính lãi vay không đạt được mục đích ban đầu của Nghị định 20 là nhằm chống chuyển giá, mà đã quay lại đánh vào doanh nghiệp Việt, tạo nên sự bất thường về khía cạnh kinh doanh và các logic trong kinh doanh", luật sư Trần Minh Hải đánh giá.

"Cần đặt lại câu chuyện từ gốc, đối tượng chống chuyển giá là ai thì nhắm đến, xây dựng quy định hướng đến điều kiện đó, loại trừ các doanh nghiệp Việt. Bất cập ở đây là đánh nhầm đối tượng. Đây là quy định hướng đến mục đích chống chuyển giá, như vậy thì nên hướng đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn các doanh nghiệp liên kết trong nước thì không nên đặt vấn đề này ra. Và với doanh nghiệp trong nước thì đã có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí nào được chấp nhận, chi phí nào không thì Luật này đã làm rất tốt vai trò của mình rồi. Cho nên nếu đặt ra các quy định này nữa thì rất bất thường cho các doanh nghiệp Việt Nam", luật sư Hải khẳng định.\

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top