Aa

Bất động sản 24h: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ sụt hố gánh nợ

Thứ Năm, 28/11/2019 - 10:30

Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ sụt hố gánh nợ; Nguồn cung căn hộ cao cấp "bùng nổ", nhà giá rẻ "teo tóp"... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ sụt hố gánh nợ

Năm 2018, Đà Nẵng và một số huyện giáp ranh thuộc tỉnh Quảng Nam, bước vào “cơn sốt” đất chưa từng có, nhất là phân khúc đất nền. Thời điểm cuối năm 2018 đầu 2019, giá đất nền, đất thổ cư tại khu vực này tăng chóng mặt, có nơi tăng gấp 3-4 lần so với trước - hệ quả của trào lưu nhà nhà cùng “lướt sóng” bất động sản. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đổ về đây, ào ào chi hàng chục tỷ đồng tìm mua những mảnh đất được cho là gần những dự án lớn sắp khởi công, sau đó bán nhanh kiếm lời.

Ảnh minh họa

Hàng loạt nhà đầu tư từ Hà Nội, TP.HCM rủ nhau mang tiền đổ về Quảng Nam, Đà Nẵng mua đất. Nhiều người đang kinh doanh trong các lĩnh vực khác không liên quan gì đến bất động sản như ô tô, xe máy, rau quả, thực phẩm,... cũng đổ về đây lập đại bản doanh mua bán đất . Kết hợp với đội ngũ “cò mồi” địa phương, họ săn các mảnh đất giá hời rồi làm mọi cách đẩy giá lên, sang tay nhanh kiếm lời.

Một số nhà đầu tư lướt sóng giai đoạn đầu nhờ đó trúng đậm. Một người chuyên buôn ô tô cũ tại Lê Văn Lương Hà Nội kể rằng, cuối năm 2018 ông mua một mảnh đất thổ cư rộng 100 m2 tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) giá 400 triệu đồng, sang đầu năm 2019 bán đi, thu về 800 triệu đồng, hơn hẳn kinh doanh ô tô.Khi đó, tại TP. Đà Nẵng liên tục xuất hiện các thông tin giả mạo về các quy hoạch đô thị, thậm chí cả văn bản phê duyệt dự án, thành lập quận mới,... của UBND TP cũng bị làm giả nhằm đẩy giá đất lên càng cao càng tốt.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên 2019

Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên năm 2019 bao gồm phiên báo cáo chính buổi sáng, và các phiên chuyên đề buổi chiều. Phiên báo cáo chính buổi sáng với sự tham dự và phát biểu khai mạc của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Tọa đàm cấp cao: Tổng quan thị trường bất động sản trong năm 2019 và dự báo xu hướng thị trường năm 2020. Buổi chiều diễn ra hai phiên thảo luận chuyên đề: Những vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2019 (thủ tục hành chính, vốn, chính sách, thuế…); Xu hướng mới của thị trường bất động sản (du lịch, công trình xanh, thông minh).

Điểm nhấn của diễn đàn là phát biểu khai mạc của lãnh đạo Bộ Xây dựng, với góc nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản Việt Nam và công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng. Tiếp đó, là bài phát biểu tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam của ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ phân tích bối cảnh, những cơ hội, thách thức và định hướng tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Tại Diễn đàn, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến đất đai, thuế, thủ tục hành chính; các chuyên gia, nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản, xây dựng...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chủ tịch VNREA: Bản chất condotel không có gì sai, vụ Cocobay chỉ là cá biệt

Liên quan đến vấn đề condotel Cocobay Đà Nẵng đang được dư luận quan tâm, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, mới đây ông chủ Cocobay Nguyễn Đức Thành đã nhờ ông gửi lời xin lỗi tới các nhà đầu tư nếu trường hợp Cocobay làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư condotel nói chung. Ông Thành cũng thừa nhận hành động đơn phương chấm dứt cam kết của doanh nghiệp là việc làm bất đắc dĩ. Thông tin được ông Nam chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên tổ chức ngày 27/11 tại Hà Nội.

Đưa ra quan điểm về condotel, ông Nguyễn Trần Nam phân tích: "Bản chất condotel không có gì sai. Hình thức, hoạt động, cách huy động vốn theo tôi là một sản phẩm tốt trên thị trường bất động sản. Condotel không có tội tình gì, hình thức hoạt động, huy động vốn không sai nhưng cái không may của Cocobay là chọn vị trí cũng như định giá tỉ lệ hưởng lợi nhuận cao quá.

Câu chuyện nằm ở con số thoả thuận lợi nhuận quá cao là 12%. Như TS. Lương Hoài Nam từng dự báo và phân tích: "Nếu đầu tư bất động sản condotel mang lại lợi nhuận 8 - 12%/năm mà thực sự không có rủi ro nào thì còn ai gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi suất 5 - 6%/năm nữa?". Về luật pháp không ai cấm đoán thoả thuận dân sự giữa người thuê và người cho thuê. Nhưng đã đánh vào lòng tham và sự kém hiểu biết".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những rào cản khiến thị trường bất động sản 2019 “trầm lắng”

Phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên năm 2019, phiên buổi chiều ngày 27/11, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng cho hay, “trầm lắng” là nhận định chung về thị trường bất động sản 2019. Nhiều chuyên gia cho rằng chu kỳ 10 năm khủng hoảng bất động sản 2009 có thể quay trở lại.

Tuy nhiên bằng các số liệu thống kê, theo dõi diễn biến thị trường bất động sản và tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2019 cho thấy, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tăng trưởng khoảng 7% - năm thứ 2 liên tiếp hoàn thành tất cả 12 chỉ tiêu Quốc hội giao; kiềm chế được lạm phát với con số khoảng 3%. Cân đối thu chi, đảm bảo an sinh xã hội, nguồn cung nhà ở tuy có giảm nhưng lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ nhà ở rất tốt, giá cả không có nhiều biến động.

Với những con số này có thể khẳng định thị trường bất động sản 2019 vẫn tiếp tục ổn định và phát triển đúng hướng tuy nhiên có “chững lại” so với 2018. Bởi, thứ nhất, Nhà nước siết chặt nguồn vốn tín dụng để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã phần nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản. Thứ hai là sức ép từ việc Nhà nước rà soát, kiểm tra, siết chặt việc cấp phép đối với các dự án mới, các dự án có dấu hiệu chưa tuân thủ đúng pháp luật khiến các cơ quan quản lý nhà nước chững lại trong việc phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép xây dựng mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn cung căn hộ cao cấp "bùng nổ", nhà giá rẻ "teo tóp"

Những tháng cuối năm, thị trường bất động sản Hà Nội trở nên sôi động khi liên tiếp đón dự án mới bung hàng. Đây là những tín hiệu khởi sắc về nguồn cung sau gần 1 năm thị trường khan hiếm dự án mới.

Không khó để nhận ra cuộc bung hàng của các dự án cuối năm phần lớn tập trung ở dòng sản phẩm trung, cao cấp và hạng sang. Tuy nhiên lại vắng bóng những sản phẩm giá rẻ. 

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư kí Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng xác nhận thực trạng vắng mặt của nhà giá rẻ trên thị trường. Cùng với đó, dòng sản phẩm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thuê tại Việt Nam lại quá ít ỏi. Tình trạng này khiến người thu nhập thấp không có nhiều cơ hội lựa chọn chỗ ở.

Ông Đính nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do không có vốn. Vào năm 2018, nhà giá rẻ còn có chính sách tín dụng là gói 2.000 tỷ, trước đó là gói 30.000 tỷ. Thời điểm gói 30.000 tỷ được tung ra đã tạo cú hích làm sống lại giai đoạn bất động sản khủng hoảng 2011-2013. Tuy nhiên, đến nay do không có chính sách tín dụng nên phân khúc này giậm chân tại chỗ.

Xem thông tin chi tiết tại đây 



Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top