Phân khúc bất động sản dự báo tiếp tục tăng giá trong năm 2022
Theo TS. Cấn Văn Lực, hiện dòng vốn vào bất động sản vẫn đang trên đà tăng. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, việc triển khai hàng loạt dự án hạ quy mô sẽ tạo động lực giúp thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh.
"Dự báo, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công lên tới 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải thích ứng và phải linh hoạt hơn," ông Lực cho hay.
Về xu hướng giá, ông Lực nhận định, giá bất động sản sẽ chững lại một thời gian sau giai đoạn tăng tương đối nhanh. Giá nhà tại Hà Nội năm vừa qua đâu đó đã tăng 5 - 7% và TP.HCM tăng khoảng 7 - 9%.
"Trong nửa đầu năm sau, kỳ vọng mức giá này có thể chững lại nhưng sau đó sẽ không có chuyện giá nhà đi xuống như một số nước trên thế giới mà có thể sẽ đi ngang hoặc đi lên. Nhưng sẽ không tăng quá nhiều", vị này nhấn mạnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những “kháng thể“ giúp thị trường bất động sản đứng vững trước đại dịch
Nhìn lại một năm qua, các doanh nghiệp bất động sản đã tự thích ứng linh hoạt với xu thế “bình thường mới” thông qua chuyển đổi số, thay đổi chiến thuật kinh doanh với các kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu người mua nhà. Trong khi thị trường đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, các doanh nghiệp không dừng lại, mà vẫn hoạt động ngầm để khi thị trường có cơ hội mở cửa trở lại, họ sẽ ra hàng ngay và nhanh chóng được khách hàng đón nhận.
Như vậy, có thể thấy tầm nhìn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh vẫn cứ hoành hành như hiện nay có yếu tố rất quan trọng. Nó cho thấy khả năng thích ứng và bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bất động sản.
Các chuyên gia cũng dự báo, bất động sản năm 2022 sẽ có nhiều khởi sắc nhờ vào môi trường pháp lý được gỡ rối, có nhiều gói phục hồi kinh tế và đặc biệt là nguồn vốn “đổ” vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Thị trường bất động sản 2022 xuất hiện những xu hướng mới
Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bức tranh thị trường bất động sản năm 2022 được dự báo vẫn có nhiều màu sáng và được dẫn dắt bởi những xu hướng mới.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam nói chung, và thị trường bất động sản nói riêng. Song đây cũng là năm khẳng định sự thích ứng linh hoạt, đổi mới trong các phương thức tổ chức vận hành, cũng như những nỗ lực hỗ trợ, cải cách từ Chính phủ, tới các đơn vị doanh nghiệp, để từng bước phục hồi trong bối cảnh bình thường mới.
Nhận định tổng quan và chi tiết về bức tranh chung của bất động sản Việt Nam trong 2021 và tầm nhìn trong những tháng đầu năm 2022, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc Savills Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản TP. Thủ Đức sôi động cuối năm
Theo nhận định của các chuyên gia, từ khi được thành lập đến nay, TP. Thủ Đức đã và đang giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế tài chính - khoa học công nghệ của TP.HCM, trong đó có mảng bất động sản. Trên thực tế, với quyết định thành lập TP. Thủ Đức, thời điểm ngay trước và sau quyết định các giao dịch bất động sản ở khu vực rất sôi động, có chiều gia tăng về cả số lượng và giá cả. Đây là tín hiệu phổ biến thường gặp ở các đô thị, thành phố, thị trấn khi được nâng cấp, kéo theo sức hút và mức độ quan tâm về thị trường bất động sản.
Vào thời điểm cuối năm, số dự án căn hộ cao cấp ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM vừa ra mắt đã nhanh chóng hết sạch rổ hàng. Đây cũng là yếu tố để chủ đầu tư đẩy giá cao hơn, tuy nhiên vấn đề thủ tục pháp lý của dự án trong thời gian vừa qua cũng là câu chuyện khó khăn với những chủ đầu tư. Trong khi đó quỹ đất hạn hẹp ở khu vực trung tâm đô thị, nên những dự án sở hữu vị trí đẹp việc tăng giá cao hơn so với trước đây là điều tất yếu, kéo theo mặt bằng giá bất động sản ở khu vực này cũng tăng đáng kể so với những khu vực khác.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản tiếp tục phân hóa trong tuần cuối năm 2021, nhiều mã "nóng" trở lại
Thị trường tăng điểm trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2021 với thanh khoản suy giảm. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 21,25 điểm (+1,4%) lên 1.498,28 điểm; HNX-Index tăng 28,38 điểm (+6,4%) lên 473,99 điểm. UPCoM-Index tăng 2,48 điểm (+2,25%) lên 112,68 điểm.
Thanh khoản trong tuần qua suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 tuần với trung bình khoảng 28.200 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HoSE giảm 21,9% xuống 124.742 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 17,3% xuống 4,2 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 17% xuống 16.504 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 14,3% xuống 591 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn biến động theo xu hướng phân hóa. Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm ngành này vẫn hút được dòng tiền tốt, trong khi đó, rất nhiều cổ phiếu lại không có được sự tích cực.