Aa

Bất động sản 24h: Sàn địa ốc đóng cửa la liệt, môi giới “chân ướt chân ráo“ hết mơ đổi đời

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 23/08/2021 - 10:30

Sàn địa ốc đóng cửa la liệt, môi giới "chân ướt chân ráo" hết mơ đổi đời; 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu BĐS nhà ở trong nửa cuối 2021 và năm 2022... là những thông tin bất động sản được quan tâm nhất trong 24h qua.

Sàn địa ốc đóng cửa la liệt, môi giới "chân ướt chân ráo" hết mơ đổi đời

Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 300 ngàn môi giới đang hoạt động, trong đó có 70% là chính quy, hầu hết đều đang gặp khó khăn.

Cả tuần này, Việt Tú, một giới bất động sản, đã phải lướt hết các web này đến web khác hy vọng kiếm được một công việc tạm thời những ngày giãn cách. "Bình thường kiếm được một công việc tử tế đã khó, thời điểm này thì càng vô cùng khó", Tú chia sẻ.

Khi dịch chưa bùng phát, không ít người cũng đã đổi đời làm nghề môi giới bất động sản.
Khi dịch chưa bùng phát, không ít người cũng đã đổi đời làm nghề môi giới bất động sản (Ảnh minh họa).

Tú kể sàn giao dịch bất động sản nơi anh làm đã tạm ngừng hoạt động. Lương cơ bản bình thường cũng chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, nay tạm nghỉ cũng không được hỗ trợ thêm đồng nào vì sàn cũng đang rất khó khăn. Do vậy không còn cách nào khác, Tú phải tìm kiếm một công việc tạm thời để xoay xở "rau cháo" cho qua ngày.

"Một số anh chị đồng nghiệp vẫn có tiền tích lũy kiếm được trước đó nên đủ trang trải cuộc sống. Họ cũng lanh lợi hơn vì thạo nghề nên vẫn có cách mưu sinh với nghề, một số người còn livestream bán hàng. Em mới "chân ướt chân ráo" làm môi giới, chưa tích lũy được tiền cũng như kinh nghiệm...", Tú chia sẻ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Covid-19 sẽ thay đổi tư duy kiến trúc của thế giới như thế nào?

Nhiều chuyên gia và kiến trúc sư trên thế giới nhận định rằng, đại dịch Covid-19 sẽ đem đến những thay đổi căn bản trong cách con người định hình và hiện thực hóa những công trình kiến trúc.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều thành phố trên thế giới phải phong tỏa, giãn cách xã hội trong thời gian dài, tất cả mọi người được yêu cầu ở yên trong nhà và chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết. Các tòa nhà văn phòng cao tầng không còn là nơi làm việc lý tưởng, không gian công cộng không còn là nơi tụ tập xã hội. Tất cả không gian của con người được chia thành những “miếng nhỏ” cho từng cá nhân để đạt được hiệu quả giãn cách. 

Nhà ở trở thành không gian tích hợp của rất nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để ở, nhà trở thành văn phòng làm việc, phòng họp, phòng học, phòng tập gym... Covid-19 biến sân vận động, hội trường - bất cứ nơi nào có đủ không gian trở thành bệnh viện dã chiến. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu BĐS nhà ở trong nửa cuối 2021 và năm 2022

3 yếu tố quan trọng được cho là sẽ thúc đẩy nhu cầu BĐS nhà ở trong nửa cuối 2021 và năm 2022 bao gồm: Thị trường phục hồi diện rộng, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh.

Nhìn nhận về cơ hội và tiềm năng của thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, CTCP Chứng khoán VNDirect đã đưa ra những dự báo tích cực. Theo đó, thời gian tới được cho là thời điểm thuận lợi đã đến gần với phân khúc bất động sản nhà ở.

bất động sản

Cụ thể, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung căn hộ mới trong quý II/2021 giảm 36,7% so với cùng kỳ, còn 3.526 căn do đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 từ tháng 5/2021; dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 14,6% so cùng kỳ, còn 3.921 căn.

Trong khi đó, nguồn cung mới nhà liền thổ tại Hà Nội trong quý II/2021 tăng ấn tượng 597,2% so với cùng kỳ lên 1.255 căn, lượng giao dịch tăng 460,8% so với cùng kỳ lên 858 căn. Giá bán nhà ở tại Hà Nội tiếp tục tăng trong quý II/2021, giá bán căn hộ sơ cấp tăng 7,2% so với cùng kỳ, lên 1.472 USD/m2, nhà phố thứ cấp tăng 13,7% so cùng kỳ lên 5.127 USD/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Định hướng kiến trúc “off-grid“ - sống ngoài lưới điện

Xu hướng xây dựng và thiết kế nhà ở tách biệt ngoài tự nhiên, không sử dụng hệ thống lưới điện đang thu hút mạnh mẽ những người theo đuổi phong cách sống xanh và phát triển bền vững bằng phương thức tự cung tự cấp.

Không ít người đang phải sống chật chội tại các thành phố lớn hẳn cũng có một lần mơ ước được rời bỏ mọi thứ và sống trong một căn nhà biệt lập giữa những rừng cây xanh ngút ngàn hoặc những bãi biển hoang sơ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài như hiện nay.

Xu hướng sống xanh, “bỏ phố về làng” cũng theo đó mà càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở thế hệ trẻ - thế hệ không chấp nhận việc dành gần như toàn bộ cuộc đời của mình bám víu lấy thành phố chật chội. Nhưng nếu rời bỏ hệ thống cung cấp tài nguyên sẵn có, con người sẽ tồn tại như thế nào? Sẽ thế nào nếu một ngày, bạn thức dậy trong một căn nhà giữa rừng núi hoang vu hoặc một hòn đảo hoang, không điện, không nước máy? 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Buôn bất động sản, người "non gan" lãi vài trăm triệu bán vội, kẻ "lì đòn" kiếm được tiền tỷ

Trên thị trường bất động sản, không ít những trường hợp dở khó dở cười khi chạy theo cơn sốt bất động sản, cùng mua lô đất bên cạnh nhau nhưng có người lãi chóng vánh được vài trăm triệu, lại có người lãi đến tiền tỷ.

Anh Huy nhớ lại cơn sốt bất động sản Thanh Hóa hồi đầu năm 2019. Ở thời điểm đó, anh và bạn có cùng nhau mua 2 lô liền kề tại Quảng Xương. Vừa mua xong, thị trường bắt đầu chững lại. Dù giá mua khá rẻ chỉ 12 triệu đồng/m2 nhưng anh Huy sốt ruột sợ thị trường đi xuống nên nhờ môi giới bán gấp, thu được 150 triệu tiền lãi sau 5 tháng đầu tư.

Khác với anh Huy, người bạn cùng mua với anh khá rủng rỉnh tiền bạc nên không nóng vội. Do thấy mức giá mua vào rẻ trong khi chủ đầu tư vẫn xây dựng đúng tiến độ nên người bạn này chờ được giá mới bán. Đến gần cuối năm 2020, đất Thanh Hóa bỗng nóng sốt trở lại, đất tăng giá hàng ngày, lô liền kề hơn 100m2 nay đã tăng giá 23 triệu đồng/m2. Sau khi chốt bán, bạn anh Huy thu về gần 1 tỷ đồng tiền lãi sau khi trừ đi chi phí môi giới và sang tên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top