Aa

Bất động sản 24h: Sau Tết Quý Mão, nên đầu tư đất nền hay chung cư?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 27/01/2023 - 11:06

Sau Tết Quý Mão, nên đầu tư đất nền hay chung cư?; Khi nào thị trường bất động sản “tan băng”?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Sau Tết Quý Mão, nên đầu tư đất nền hay chung cư?

Hiện các nhà đầu tư bất động sản vẫn đang theo dõi diễn biến của thị trường để lựa chọn phân khúc phù hợp. Sau Tết Quý Mão 2023, nên đầu tư đất nền hay căn hộ?

Từ số liệu thống kê cũng như đánh giá của các chuyên gia, có thể nói, thị trường bất động sản cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng trong năm qua diễn biến theo kịch bản “đầu năm nóng sốt, cuối năm nguội lạnh”. 

Giai đoạn cận Tết Quý Mão 2023, thị trường bất động sản có không ít sản phẩm thuộc mọi phân khúc được rao bán cắt lỗ, bán tháo vì “ngộp” ngân hàng. Thị trường đi xuống được cho là cơ hội của những người mua thực và nhà đầu tư chuyên nghiệp có tiềm lực tài chính. 

Sẵn tiền tỷ trong tay, ông N.P.V. - một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại TP. Thủ Đức, TP.HCM cho biết, vài tháng qua ông vẫn chưa vội xuống tiền để “bắt đáy” đất nền dù phân khúc này có nhiều sản phẩm đang rao bán cắt lỗ và giá đã giảm rõ rệt.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Kinh tế tăng trưởng nhanh, Bình Dương còn nhiều dư địa bứt phá trong năm 2023

Với những điểm sáng từ kinh tế, hạ tầng và chính sách đầu tư cởi mở, 2023 hứa hẹn sẽ là một năm đầy sôi động cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản Bình Dương.

Sở hữu vị trí giáp ranh TP.HCM, đồng thời là "thủ phủ" công nghiệp của cả nước, Bình Dương đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút nguồn vốn FDI, đồng thời cũng là địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước (82%) với 3 thành phố (TP. Dĩ An, TP. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một) và 2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên).

Năm 2022, mặc dù phải đối diện với nhiều thách thức sau đại dịch, nhưng kinh tế Bình Dương vẫn đạt được bước tăng trưởng vượt bậc, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,29%; GRDP bình quân đầu người đạt kế hoạch (169,8 triệu đồng); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,63% - 22,23% - 2,69% - 7,45% (đạt kế hoạch). Đặc biệt, thu hút nguồn vốn FDI của Bình Dương đứng thứ 2 cả nước. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 11 tháng năm 2022, tỉnh đã thu hút 3,078 tỷ USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.082 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 39,7 tỷ USD.

Về hạ tầng, nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng Bình Dương đã được khởi động và gấp rút thi công như: Khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng Quốc lộ 13; đồng thời khẩn trương triển khai thủ tục đầu tư các dự án giao thông nội tỉnh, liên vùng…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản “khát” nhà ở

Trong khi lực cầu trên thị trường bất động sản vẫn mạnh nhưng nguồn cung nhà ở liên tục sụt giảm. Nguyên nhân là do một số chủ đầu tư thiếu vốn thực hiện và các thủ tục pháp lý còn chồng chéo khiến dự án vẫn chưa thể triển khai.

Kể từ năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản liên tục sụt giảm về nguồn cung. Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, năm 2018, nguồn cung bất động sản đạt kỷ lục là 180.000 sản phẩm, nhưng sang năm 2019 giảm 39% xuống chỉ còn 110.000 sản phẩm. Năm 2020, nguồn cung tiếp tục giảm xuống còn 90.000 sản phẩm, chỉ bằng 50% năm 2018.

Đến năm 2021, dịch bệnh bùng phát khiến nhiều dự án đang triển khai phải tạm dừng, nguồn cung bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái khai hiếm, chỉ còn 50.000 sản phẩm. Và năm 2022, nguồn cung giảm còn 48.500 sản phẩm, chỉ bằng 27% so với năm 2018.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thừa Thiên - Huế: Tâm thế, thời cơ và vận hội mới

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Phương đã dành cho Reatimes cuộc phỏng vấn, thông tin về chính sách điều hành, dự báo tình hình phát triển của tỉnh trong năm 2023.

Một góc TP. Huế - đô thị di sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khi nào thị trường bất động sản “tan băng”?

Nhiều dự báo cho rằng, tín hiệu phục hồi của thị trường bất động sản sẽ sớm xuất hiện ở nửa cuối năm 2023. Lực đẩy này đến từ quá trình thanh lọc của bất động sản đã kéo dài gần một năm, cộng hưởng chính sách thúc đẩy đầu tư công, gỡ vướng cho doanh nghiệp địa ốc.

Bước sang năm 2023, tính đến nay, thị trường bất động sản đã và đang rơi vào giai đoạn trầm lắng kéo dài. Một số phân khúc ghi nhận tình trạng cắt lỗ và xu hướng này đang lan rộng như đất nền, bất động sản thấp tầng, bất động sản nghỉ dưỡng. Thanh khoản sụt giảm, thậm chí một số loại hình bất động sản đóng băng.

Tình cảnh doanh nghiệp bất động sản nợ lương, cắt giảm quy mô nhân sự, cắt giảm chi phí marketing dự án đã không còn là hiện tượng hiếm gặp. Thậm chí, nhiều văn phòng môi giới phải đóng cửa. Môi giới bắt đầu chuyển nghề sau khoảng thời gian khó hoạt động.

Sự trầm lắng của thị trường được đánh giá là diễn biến tất yếu sau thời gian tăng trưởng “nóng”. Mặt khác, ảnh hưởng của chính sách điều chỉnh lãi suất tăng của Ngân hàng Nhà nước cùng với cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng trong nước đã đẩy nhà đầu tư vào gánh nợ lãi cao. Trong khi đó, người mua gặp khó khi không tiếp cận được vốn vay, cũng như lo ngại về mức lãi suất cho vay đang gia tăng không ngừng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top