Tiền vẫn đổ mạnh vào bất động sản
Theo số liệu gần nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 11/2021, tín dụng bất động sản tăng khoảng 12% so với năm trước và tỷ trọng tín dụng bất động sản chiếm khoảng 18 - 20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến cuối năm 2021 xấp xỉ 700.000 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng của hoạt động kinh doanh bất động sản khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2022 của Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhận định trong 2 năm qua, dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trong nước và trên toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến quá trình đầu tư, sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền đổ vào bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản phía Bắc trở thành “điểm sáng” thị trường trong quý II/2022
Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng với những điều kiện mới trong bối cảnh mới, thị trường bất động sản miền Bắc trong năm 2022 dự báo sẽ có nhiều biến chuyển về sản phẩm, xu hướng đầu tư, các điểm đến tiềm năng và sẽ trở thành "điểm sáng" thị trường cả nước trong quý II/2022.
Thống kê của batdongsan.con.vn, giá đất nền ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cũng tăng so với cùng kỳ năm 2021 khoảng 20 - 30%. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng sau dịch, xuất hiện nhiều dự án nghỉ dưỡng mới tại thị trường phía Bắc. Trong đó xuất hiện nhiều điểm đến tiềm năng như: Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Hoà Bình… bên cạnh những thị trường quen thuộc ở khu vực miền Trung, miền Nam. Năm 2021, ghi nhận nhiều mặt bằng giá mới tại các tỉnh vùng ven như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa qua các đợt đấu giá đất. Do đó, các nhà đầu tư tìm kiếm các thị trường mới nhiều sức hấp dẫn hơn, có xu hướng dịch chuyển khỏi các lõi trung tâm tới các tỉnh ven thủ đô. Các thị trường mới như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình nhận được nhiều sự quan tâm trong những tháng đầu năm 2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Top 3 xu hướng của ngành bất động sản hậu Covid-19
Sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra đã thúc đẩy quá trình số hóa trên các lĩnh vực, bao gồm cả ngành bất động sản để đảm bảo nhu cầu tiếp tục. Với tác động của số hóa, thị trường bất động sản sẽ điều chỉnh trong hầu hết các quy trình từ giao dịch, triển khai vốn, quản lý tài sản, các chuyến tham quan ảo, hay thậm chí là các mô hình tiêu dùng.
Kết quả khảo sát với doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report cho thấy, hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp bất động sản áp dụng các giải pháp kỹ thuật số như công cụ trí tuệ nhân tạo, máy học, điện toán đám mây, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)...
Bước sang năm 2022 và trong những năm tới, số hóa và các hoạt động như tham quan ảo, giao dịch kỹ thuật số sẽ trở nên phổ biến hơn trong toàn ngành, cùng với đó là những đổi mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR) để thúc đẩy thêm những cơ hội và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thiếu quỹ đất xây nhà ở xã hội, sao phạt chủ đầu tư?
Cần nhấn mạnh rằng khoản 6 Điều 3 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định: “Trường hợp cán bộ, công chức […] thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ […] thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính […]. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính […]”.
Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, vì nếu phạt hành chính cơ quan nhà nước mà cơ quan này dùng tiền ngân sách nộp phạt thì chẳng khác gì... rút túi phải bỏ túi trái.
Như vậy trong trường hợp này chỉ có thể xử phạt chủ đầu tư nhưng như đã phân tích, trách nhiệm chính khi đồ án quy hoạch chi tiết thiếu Quỹ đất 20% thuộc về các cơ quan thẩm định, phê duyệt. Việc xử phạt hành chính chủ đầu tư trong trường hợp này liệu có thuyết phục, thỏa đáng?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nguy cơ thất thoát tài sản hậu cổ phần hoá chè Lâm Đồng
Vụ lùm xùm đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thụy Ngọc Linh liên quan đến khu đất công ở vị trí vàng tại thành phố Bảo Lộc. Khu đất này trước đây thuộc quyền sử dụng của công ty chè Lâm Đồng. Sau khi chè Lâm Đồng cổ phần hóa, khu đất được chuyển nhượng lòng vòng trước khi đến tay bà Nguyễn Thụy Ngọc Linh, một nhân vật khét tiếng về phân lô đã được Reatimes phản ánh qua bài Lâm Đồng: Tìm ra trùm phân lô số 1 Việt Nam, băm nát quả đồi hơn 10ha để bán không cần lập doanh nghiệp.
Theo Luật sư Trần Đức Phượng - Đoàn Luật sư TP.HCM, trường hợp này khi cổ phần hóa công ty chè Lâm đồng thì đất thuê trả tiền hàng năm, nên quyền sử dụng đất chưa tính vào giá trị doanh ngiệp, do đó việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải theo quy định quản lý đất công, đất do doanh ngiệp có vốn nhà nước quản lý.